Bùng nổ trên khắp thế giới, nhưng Zoom lại không có cửa tại thị trường này

CN, Theo Nhịp Sống Việt 15:38 14/05/2020
Chia sẻ

Trước một thị trường đã có nhiều ứng dụng họp video như Trung Quốc, cũng như tạm thời bị chặn kết nối, Zoom khó có thể tiến vào thị trường này.

Trong khi ứng dụng Zoom đang có được giai đoạn tăng trưởng thần kỳ trên toàn thế giới khi nhu cầu tăng vọt do mọi người đang phải ở trong nhà. Tuy nhiên, có một thị trường khổng lồ trên thế giới mà Zoom gần như không thể bén mảng đến: Trung Quốc. Lý do đơn giản đến không ngờ, nơi này đầy rẫy các ứng dụng với tính năng tương tự như Zoom.

Các doanh nhân Trung Quốc khi phải làm việc ở nhà thường lựa chọn các ứng dụng cuộc họp video của những công ty như Alibaba Group Holding hay Tencent Holdings, thay vì Zoom. Dù vậy, điều này có thể gây ra vấn đề về tương thích đối với những cuộc đối thoại công việc xuyên biên giới.

Bùng nổ trên khắp thế giới, nhưng Zoom lại không có cửa tại thị trường này - Ảnh 1.

Theo hãng phân tích App Annie của Mỹ, DingTalk, do hãng Alibaba phát triển, đã giành được ngôi vương về ứng dụng tải xuống nhiều nhất ở Trung Quốc trong quý đầu năm nay. Không chỉ được sử dụng cho mục đích họp video, người dùng DingTalk còn có thể chia sẻ tài liệu cho nhau trong khi làm việc từ xa.

Tencent Meeting ra mắt vào tháng 12 năm ngoái, đứng ở vị trí thứ hai. Trong khi đó Zoom đứng ở vị trí thứ 6 nếu tính theo số lượt tải xuống tại Trung Quốc trong quý đầu năm nay.

"DingTalk vốn là công cụ chat doanh nghiệp được sử dụng rộng rãi nhất ở Trung Quốc." Shunsuke Mukai, giám đốc vùng Nhật Bản của App Annie, cho biết. "Sau đó Tencent đã chọn đúng thời điểm để nhảy vào cuộc chơi với ứng dụng mới của mình."

Còn tại Mỹ, ứng dụng của Zoom Video Communications đứng ở ngôi đầu trong quý Một năm nay, trong khi đối thủ Microsoft Teams đứng thứ hai. Điều tương tự cũng xảy ra với thị trường Nhật, khi Zoom đứng ở vị trí thứ hai còn Microsoft Teams đứng ở vị trí thứ Năm.

Bùng nổ trên khắp thế giới, nhưng Zoom lại không có cửa tại thị trường này - Ảnh 2.

DingTalk đã xây dựng thị phần của mình tại Trung Quốc từ lâu.

Dữ liệu đang cho thấy sự chia rẽ về thị phần ứng dụng họp video giữa một bên là Trung Quốc và phía còn lại là Mỹ và Nhật Bản cùng các quốc gia khác. Điều này có thể gây nên vấn đề nếu các công ty Trung Quốc muốn tổ chức một cuộc họp video với các đồng nghiệp người Mỹ hoặc Nhật Bản.

Ngay cả khi Alibaba và Tencent đã phát hành các phiên bản tiếng Nhật cho những ứng dụng của họ, nhưng các công ty Nhật cho thấy không vội vã tải xuống các nền tảng này.

Khi thái độ bài trừ sản phẩm Mỹ gia tăng giữa lúc căng thẳng thương mại, các công ty Trung Quốc ít khả năng sử dụng Microsoft Teams. Do vậy, Zoom đang trở thành lựa chọn thực tế nhất để các công ty Mỹ hoặc Nhật Bản tổ chức cuộc họp video với công ty Trung Quốc. Tuy nhiên, ứng dụng này tạm thời bị chặn tại Trung Quốc vào mùa thu năm ngoái. Hơn nữa, Zoom cũng bị chỉ trích vào tháng trước vì điều hướng một số cuộc gọi thông qua các máy chủ tại Trung Quốc.

Trung Quốc đang xây dựng nên một hệ sinh thái ứng dụng doanh nghiệp riêng của mình. Do vậy, không chỉ Zoom, đây còn là thị trường khó nhằn đối với bất kỳ ứng dụng doanh nghiệp nước ngoài nào khác. Và điều này đang tạo nên sự chia rẽ đối với các nền tảng công nghệ trên toàn thế giới, giữa một bên là Mỹ và bên còn lại là Trung Quốc.

Tham khảo Nikkei Asian Review

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày