Bà Yang (59 tuổi, Trung Quốc) đã bán hàng ở chợ rau nhiều năm, kể từ khi con trai được nhận vào đại học, bà rất hạnh phúc. Năm ngoái, con trai bà cuối cùng cũng tốt nghiệp và muốn để mẹ ở nhà nghỉ ngơi, nhưng bà vẫn muốn tiếp tục kiếm tiền để mua nhà, cưới vợ cho con. Đầu năm vừa rồi, sau bao năm tích góp bà cũng đã hoàn thành mục tiêu ấy.
Thế nhưng vào một ngày như bao ngày, đang đi chợ thì bà bỗng nhiên bị đau bụng không chịu được, ngã ra đất. Nhận được tin báo từ người quen, con trai lập tức đưa bà đến bệnh viện khám, kết quả kiểm tra cho thấy bà Yang bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối.
Hóa ra bà Yang đã cảm thấy đau bụng từ khi con trai học đại học. Có lần bà đến bệnh viện kiểm tra thì thấy vi khuẩn Helicobacter pylori vượt quá tiêu chuẩn an toàn nhưng một mặt vì sợ tốn tiền, mặt khác thì nghĩ HP cũng chỉ là con vi khuẩn gây nhiễm trùng, không phải là một vấn đề lớn nên bà không quan tâm lắm.
Bên cạnh đó, mấy năm nay bán rau, bà luôn mang theo một ít thức ăn thừa từ tối hôm trước để ăn trong bữa sáng và trưa hôm sau nhằm tiết kiệm tiền. Ăn không hết bữa này, bà lại dồn lại, mang về hâm nóng để ăn tiếp trong các bữa sau. Điều này khiến bệnh dạ dày của bà Yang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Tất cả những yếu tố này cuối cùng đã khiến bà bị ung thư dạ dày.
Thực tế, những trường hợp giống như bà Yang là không hiếm. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 50% trường hợp mắc ung thư dạ dày có liên quan đến nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori. Nó được coi là mầm bệnh chính gây ra các bệnh lý về dạ dày như viêm dạ dày mãn tính, viêm loét dạ dày… do có thể sinh sôi trên niêm mạc dạ dày.
Cũng theo WHO, 50% dân số thế giới nhiễm loại vi khuẩn này. Tuy nhiên, chỉ khi số lượng vi khuẩn phát triển vượt quá ngưỡng quá phép thì nó mới gây bệnh. Do đó, việc kiểm soát và phát hiện sớm sự phát triển "tràn lan" của vi khuẩn HP là rất quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị các bệnh về dạ dày.
Dưới đây là 4 biểu hiện cho thấy bụng bạn đang chứa đầy vi khuẩn HP, nên đi khám và điều trị ngay kẻo hối hận không kịp.
Vi khuẩn Helicobacter pylori tồn tại trong dịch vị sẽ trôi ngược trở lại khoang miệng qua thực quản, từ đó chúng ứ đọng lại trong khoang miệng, đặc biệt là ở mảng bám răng.
Khi đó, HP sẽ sinh ra một số khí có mùi khó chịu, tạo nên chứng hôi miệng. Điều quan trọng là loại hôi miệng này không thể giải quyết được bằng cách đánh răng.
Độc tố do vi khuẩn Helicobacter pylori tiết ra sẽ ăn mòn niêm mạc dạ dày của chúng ta và gây ra các cơn đau dạ dày như đau thượng vị, cơn đau rất dữ dội, thậm chí có thể khiến bạn bị mất ngủ.
Vi khuẩn Helicobacter pylori không chỉ làm tổn thương niêm mạc dạ dày mà còn khiến cơ thể chúng ta tiết quá nhiều axit dịch vị. Tiết axit dạ dày quá mức có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như buồn nôn, trào ngược axit và nôn mửa.
Do vi khuẩn Helicobacter pylori rất kháng thuốc, lưu lại lâu trong ruột và dạ dày, do đó, nó còn có thể gây ra tình trạng khó tiêu, đầy bụng, chán ăn… Đây cũng là những tín hiệu điển hình khi vi khuẩn Helicobacter pylori phát triển quá mức trong đường tiêu hóa.
Nguồn và ảnh: Sohu, Healthline, Eat This