Bức ảnh hai chú chuột tí hon đánh nhau dưới ga tàu điện ngầm để giành giật thức ăn đoạt giải thưởng nhiếp ảnh của năm

Nhật Thành, Theo Trí Thức Trẻ 16:32 13/02/2020

Trong số hơn 28.000 tác phẩm dự thi, nhiếp ảnh gia Sam Rowley đã xuất sắc vượt qua để giành lấy giải thưởng nhiếp ảnh của năm do bảo tàng lịch sử tự nhiên London tổ chức.

Nhiếp ảnh gia Sam Rowley đã dành cả tuần nằm chực chờ trong đường ống của hệ thống đường tàu điện ngầm ở London, chỉ để ghi lại được hình ảnh để đời này: Hai chú chuột bé xíu tranh giành mẩu đồ ăn mà hành khách đi tàu làm rơi.

Và nhờ có bức hình bắt được khoảnh khắc độc đáo ấy, mới đây, Sam đã vượt qua hơn 28.000 tác phẩm dự thi để giành giải thưởng nhiếp ảnh cuộc sống hoang dã LUMIX của năm do bảo tàng lịch sử tự nhiên London tổ chức.

Bức ảnh hai chú chuột tí hon đánh nhau dưới ga tàu điện ngầm để giành giật thức ăn đoạt giải thưởng nhiếp ảnh của năm - Ảnh 1.

Cứ mỗi đêm muộn, Sam lại có mặt ở khu đường hầm trung tâm của London, nằm chực chờ ở đấy để có những góc máy hoàn hảo nhất. Hai con chuột bé xíu đang trên đường đi tìm kiếm đồ ăn, cả hai đều phát hiện một mẩu thức ăn thừa mà hành khách đi tàu làm rơi. Ngay lập tức, chúng bắt đầu tranh giành lẫn, vật lộn để có thể lấy được chiến lợi phẩm. Cuộc chiến chỉ kết thúc khi có một con may mắn lấy được thức ăn và chạy mất.

"Tôi thật may mắn khi chụp được khoảnh khắc này, tôi đã phải dành đến 5 ngày trời chỉ để nằm phục và chụp lại cảnh tượng này."- Sam chia sẻ. Ngoài ra, Sam còn cho biết rằng chụp ảnh cuộc sống của động vật ở trong đô thị là niềm đam mê của anh. Bởi vì những sinh vật này đang cùng sống với chúng ta trong cùng thành phố, thị trấn, đô thị...nên nhiếp ảnh gia này cho rằng những loài động vật này sẽ có một mối liên kết nào đó với con người. Được biết, gần đây Sam đang làm việc như là một nhà nghiên cứu cho bộ phận làm phim lịch sử tự nhiên của BBC ở Bristol.

Bức ảnh hai chú chuột tí hon đánh nhau dưới ga tàu điện ngầm để giành giật thức ăn đoạt giải thưởng nhiếp ảnh của năm - Ảnh 2.

Chân dung nhiếp ảnh gia Sam Rowley, người vừa giật giải giải thưởng nhiếp ảnh cuộc sống hoang dã LUMIX của năm.

Nhiếp ảnh gia này cũng rất ngưỡng mộ những loài động vật sống trong đô thị, nơi được cho là một môi trường không hề dễ dàng gì đối với chúng. "Những con chuột cống này, ví dụ: chúng được sinh ra và dành suốt thời gian trong cuộc đời để sống mà thậm chí không bao giờ nhìn ánh mặt trời hay cảm nhận cỏ cây. Và có thể chúng sẽ dành vài tháng đến vài năm chỉ để chạy dọc những đường ống này rồi chết. Vì số chuột rất nhiều, thêm nữa nguồn thức ăn không phải là dồi dào nên cuộc chiến sinh tồn ở đây khá là khắc nghiệt."- Sam nói.

Ngài Michael Dixon, giám đốc bảo tàng nói về bức ảnh: "Tác phẩm của Sam đã cung cấp cho chúng ta một cái nhìn cuốn hút về cuộc sống của tự nhiên giữa nơi con người sống. Hành vi của những con chuột cống này được khắc họa bởi thói quen thường ngày của chúng ta. Bức ảnh này nhắc nhở con người về những nơi mà chúng ta đi qua mỗi ngày, cứ bước ra khỏi nhà là con người đã hình thành một mối liên kết với tự nhiên, tôi mong nó sẽ truyền cảm hứng cho con người suy nghĩ nhiều hơn về giá trị của mối quan hệ này.

Trong số các tác phẩm dự thi, có 4 giải nhì và "khuyến khích", bao gồm:

Bức ảnh hai chú chuột tí hon đánh nhau dưới ga tàu điện ngầm để giành giật thức ăn đoạt giải thưởng nhiếp ảnh của năm - Ảnh 3.

Khoảnh khắc mẹ con nhà báo đốm phi xuống sông săn con trăn Nam Mỹ được chụp bởi tác giả Michel Zoghzhogi

Bức ảnh hai chú chuột tí hon đánh nhau dưới ga tàu điện ngầm để giành giật thức ăn đoạt giải thưởng nhiếp ảnh của năm - Ảnh 4.

Bức ảnh con đười ươi bị buộc phải làm trò mua vui của tác giả Aaron Gekoski

Bức ảnh hai chú chuột tí hon đánh nhau dưới ga tàu điện ngầm để giành giật thức ăn đoạt giải thưởng nhiếp ảnh của năm - Ảnh 5.

Bức ảnh một nhóm tuần lộc Bắc cực nằm nghỉ tạo thành hình tam giác của nhiếp ảnh gia Francis De Andres

Bức ảnh hai chú chuột tí hon đánh nhau dưới ga tàu điện ngầm để giành giật thức ăn đoạt giải thưởng nhiếp ảnh của năm - Ảnh 6.

Khoảnh khắc gần gũi của một chú tê giác đen con với người chăm sóc của nó, ảnh được chụp bởi nhiếp ảnh gia Martin Buzora

(Nguồn: BBC)