Bỏ việc giám đốc lương 1,3 tỷ đồng/năm để về quê lập nghiệp, tôi "khốn đốn" làm việc để trả khoản nợ hơn 17 tỷ đồng: Kinh doanh như "canh bạc", thua là về không

LƯU LY (NGUỒN TOUTIAO), Theo TTVH 11:02 09/03/2023

Kinh doanh cũng giống như đánh bạc. Nếu thắng thì bạn sẽ vinh quang, nhưng nếu thua, bạn chẳng là gì cả và còn mất hết tất cả.

Dưới đây là câu chuyện của Li Ning, vốn là phó chủ tịch của một công ty quang điện với mức lương hàng năm hơn 400.000 nhân dân tệ (hơn 1,3 tỷ đồng/năm). Nhưng, sau đó anh về quê lập nghiệp, dẫn dắt dân làng lắp đặt các tấm pin mặt trời để phát điện quang điện, và thu nhập hàng năm của anh là hơn 1 triệu nhân dân tệ (3,4 tỷ đồng).

Tuy nhiên, thời gian tươi đẹp không kéo dài lâu. Năm 2019, làm ăn thua lỗ mất 5 triệu NDT, cuộc sống của anh Li Ning bắt đầu đảo ngược.

Cuộc sống trước khi khởi nghiệp

Tôi sinh năm 1984 ở thành phố Tây An, Thiểm Tây, Trung Quốc. Lúc nhỏ bố tôi rất yêu thương tôi, bố làm rất nhiều công việc để nuôi tôi ăn học. Cho nên, tôi thường cố gắng đạt thành tích tốt nhất để báo đáp bố.

Sau khi thi đỗ và đại học, tôi cầm số tiền 4500 NDT (15 triệu VND) mà bố dành dụm vào nhập học, nhìn số tiền bố vất vả cả năm mới tích góp được, tôi thề rằng sẽ không bao giờ xin tiền gia đình nữa.

Vì thế, tối nào tôi cũng đi dạy gia sư, có hôm về quá muộn không còn xe bus tôi phải đi bộ hơn 20 trạm về kí túc xá. Ngoài ra, tôi còn làm nhiều công việc khác để kiếm thêm thu nhập.

Sau khi tốt nghiệp đại học, mặc dù đủ năng lực để thi cao học nhưng vì giảm bớt gánh nặng cho bố, tôi quyết định đi làm.

Tôi chọn vào làm nhân viên kiểm nghiệm cho một công ty sản xuất xe đạp, công việc chính của tôi là kiểm nghiệm hệ thống phanh xe đạp.

Bỏ việc giám đốc lương 1,3 tỷ đồng/năm để về quê lập nghiệp, tôi khốn đốn làm việc để trả khoản nợ hơn 17 tỷ đồng: Kinh doanh như canh bạc, thua là về không - Ảnh 1.

Anh Li Ning

Làm phòng kiểm nghiệm được vài ngày, trong lòng tôi bắt đầu dấy lên tham vọng. Thăng chức, tăng lương, trở thành chủ quản, quản lý, giám đốc, kiếm nhiều tiền hơn nữa... Tất cả những điều đó trở thành kế hoạch cuộc đời của tôi.

Nhưng để đạt được những đích đến đó tôi phải không ngừng học tập. Nếu kế hoạch là một bến bờ hào nhoáng thì học tập là con thuyền vượt biển đến bến bờ đó, vì thế tôi rất nỗ lực học tập.

Tôi hỏi giám sát về những điều một nhân viên kiểm nghiệm cần học, sau đó tôi dùng lương tháng đầu tiên mua một chiếc máy tính để tiện cho việc tìm kiếm và nghiên cứu thông tin.

Ngoài ra, tôi còn tham gia các lớp đào tạo, mất nhiều thời gian và công sức với mong muốn nhanh chóng trở thành kỹ sư quản lý chất lượng. Tuy nhiên, làm việc ở công ty này được nửa năm thì tôi lựa chọn nghỉ việc.

Lý do nghỉ việc rất đơn giản, tôi muốn phát triển ở một doanh nghiệp tốt hơn, kiếm nhiều tiền hơn. Ngay lúc đó, trong cùng khu công nghiệp có một công ty quang điện, đối với tôi nó thật sự rất thu hút vì tốt hơn về mọi mặt từ tiền lương đến môi trường làm việc.

Thế nhưng, khi vào làm việc ở công ty quang điện đó tôi nhận thấy không có cơ hội thăng tiến, cho nên tôi tiếp tục chọn nghỉ việc một lần nữa.

Lần này, tôi chuyển từ Giang Tô đến Chiết Giang, đến một doanh nghiệp tư nhân quy mô lớn. Vừa vào tôi lập tức trở thành quản lý, lương từ mấy ngàn NDT (mấy triệu đồng) lên hơn 100.000 NDT/năm (hơn 340 triệu VND).

Công việc tuy vất vả nhưng cũng nhiều niềm vui, bởi vì không chỉ có khoản tiền thưởng cuối năm hậu hĩnh mà còn rất có cảm giác thành tựu.

Năm 2016, công ty xảy ra vấn đề, tôi cảm thấy bản thân không còn không gian phát triển nên lại nhảy việc sang làm phó giám đốc của công ty nhỏ, thành công nhảy việc lần thứ 3.

Sau khi làm phó giám đốc được hai năm, trong tay cũng tích lũy được chút đỉnh. Lúc này, quốc gia thúc đẩy mạnh mẽ năng lượng xanh sạch nên đã đưa ra một số chính sách ưu đãi hỗ trợ ngành công nghiệp quang điện.

Cơ hội đến, mong muốn làm chủ nhiều năm của tôi cuối cùng cũng thành hiện thực. Nói là làm, tôi lập tức nghỉ việc và bắt đầu khởi nghiệp. Tôi đâu biết rằng lý tưởng là một bông hoa đẹp đẽ nhưng nếu nó được cắm vào nơi có đất và nước không phù hợp thì hoa sẽ khô héo.

Nhiều kỳ vọng, nhiều gian nan

Rất nhiều người không biết về quang điện, đặc biệt là nông dân ở các vùng nông thôn rộng lớn mà năng lượng mặt trời năng vừa hay lại có thể phát triển ở những vùng rộng lớn thế này.

Bước đầu tiên tôi phải làm là quảng cáo và truyền bá thông tin. Tôi in một lượng lớn các quảng cáo và tờ rơi, phát tận nhà từng người trong làng.

Tôi còn mua thêm một chiếc xe thương mại, sau đó dán quảng cáo trên xe và lái xe đi quảng cáo từ làng này sang làng khác.

Nhận thấy những cách trên không đem lại hiệu quả, tôi quyết định lắp đặt các tấm pin mặt trời trên mái nhà mình để mọi người tự có cái nhìn thực tế. Đồng thời, tôi vận động người thân, bạn bè lắp đặt. Bằng cách này, nó thật sự đem lại hiệu quả.

Đúng như người xưa nói “Vạn sự khởi đầu nan”, người dân trong làng thấy được thu nhập từ việc lắp đặt pin năng lượng mặt trời sợ lỡ mất cơ hội kiếm tiền nên đã vội vàng đến tìm tôi để đặt hàng. Từ đó, công ty khởi nghiệp của tôi bắt đầu có chút tiếng tăm.

Bỏ việc giám đốc lương 1,3 tỷ đồng/năm để về quê lập nghiệp, tôi khốn đốn làm việc để trả khoản nợ hơn 17 tỷ đồng: Kinh doanh như canh bạc, thua là về không - Ảnh 2.

Tôi vất vả làm việc cả ngày, xoay xở xử lý các đơn hàng. Đôi khi tôi nghĩ liệu mình có đang đi đúng hướng không nhưng cuối cùng vẫn cố gắng kiên trì.

Trời không phụ lòng người, hai năm từ 2017-2018 là thời kỳ tôi ở đỉnh cao sự nghiệp, mỗi năm tôi kiếm được 2 triệu NDT (6,8 tỷ VND). Tôi mua 4 chiếc xe và một căn nhà rộng lớn với giá 1,4 triệu NDT (4,8 tỷ VND).

Nhưng tôi đã vui mừng quá sớm, những ngày tháng sau này là khoảng thời gian tôi tuyệt vọng nhất trong đời.

Ngày 31 tháng 5 năm 2018, mọi chính sách ưu đãi bị cắt giảm, ngành công nghiệp quang điện bắt đầu suy giảm. Trong khi đó, nhà máy điện với quy mô hơn 1000 mẫu mà tôi hợp tác với công ty nông nghiệp vẫn chưa hoàn thành. Trong chốc lát, tôi rơi từ thiên đàng xuống địa ngục.

Trong khoảng thời gian này, tôi thua lỗ hơn 5 triệu NDT (17 tỷ VND), sau khi dùng hết tiền kiếm được, tôi bán nhà, bán xe, còn nợ thêm một khoản lớn.

Không bỏ cuộc

Những ngày đó, tôi không cạo râu, không cắt tóc, hễ nghe điện thoại liền giật bắn mình. Mỗi ngày như ngồi trên đống lửa, có lúc chỉ muốn chết quách cho xong.

Lúc đó, ngay cả tiền xăng đổ xe để chở mẹ đi hay đón con đi học cũng không có, nhìn bố mẹ ngày càng già đi nhưng phận làm con chẳng thể cho họ một tuổi già an nhàn, tim tôi như thắt lại. Tất cả những tình cảm từ gia đình buộc tôi không thể để tình trạng này kéo dài hơn nữa.

Tôi vừa là con cũng vừa là cha, có bố mẹ già và con nhỏ cần phải chăm sóc, bản thân phải có bản lĩnh để chịu trách nhiệm và không được trốn tránh. Thế là tôi nhờ một người bạn giới thiệu công việc chạy taxi.

Bỏ việc giám đốc lương 1,3 tỷ đồng/năm để về quê lập nghiệp, tôi khốn đốn làm việc để trả khoản nợ hơn 17 tỷ đồng: Kinh doanh như canh bạc, thua là về không - Ảnh 3.

Tôi thật sự rất muốn kiếm tiền bởi vì có tiền mới có thể vực mọi thứ dậy được, cho nên sau khi làm xong mọi việc vào ban ngày, tôi sẽ đi kiếm tiền vào buổi tối.

Giấc ngủ đối với tôi hiện tại thật sự quá xa xỉ. Tôi thi bằng lái xe, sáng kiếm tiền ở công ty, tối kiếm tiền trên đường, tôi tự biến bản thân thành cái máy kiếm tiền.

Không chỉ lái xe, tôi còn làm thêm những công việc lặt vặt khác, có tháng tôi lắp pin mặt trời cho các công ty, lương cũng được khoảng 20 ngàn NDT (68 triệu VND).

Nửa cuối năm 2019, tôi làm việc chăm chỉ hơn, lương tài xế mỗi tháng 7000 NDT-8000 NDT(23 triệu -27 triệu VND) cộng thêm tiền làm những công việc lặt vặt, tổng cộng kiếm được hơn 200.000 NDT (680 triệu VND).

Năm 2020, công việc kinh doanh khởi sắc, tôi mua một chiếc Mercedes và một chiếc BMW, mọi thức chính thức đi vào quỹ đạo.

Năm 2021, tôi thuê một nhà máy 1.500m vuông ở khu công nghiệp Weinan trong thời hạn 3 năm, dự định bắt đầu kinh doanh thức ăn nhanh. Tuy nhiên, khi mọi thứ sẵn sàng thì chuyện không may đã xảy ra.

Bố tôi bị xuất huyết não, tốn rất nhiều tiền điều trị. Mọi người khuyên tôi từ bỏ nhưng tôi không thể làm vậy được. Đáng tiếc, tiêu tốn hơn 400.000 NDT(1,3 tỷ) chăm sóc đặc biệt nhưng vẫn không cứu được.

Sau cái chết của bố, tôi day dứt không thôi. Mãi đến năm 2022 tôi mới thoát khỏi đau buồn và bắt đầu lại công việc khởi nghiệp.

Nhà thơ La Mã cổ đại Ovid từng nói: “Nhẫn nại và kiên trì là điều đau khổ nhưng nó có thể từ từ mang lại lợi ích cho bạn”. Hiện tại tôi còn mẹ, còn con trai, với tư cách là một người con cũng là một người cha, tôi phải kiên trì.

Vì vậy, tôi kiên trì khởi nghiệp và vượt qua thử thách tiếp theo cho đến khi tôi đạt đến thành công.