Bố chồng lương hưu 100 triệu dọn đến ở cùng con trai, thấy 1 tờ giấy của con dâu lập tức bỏ về quê: "Không sống mãi như thế được"

Nguyệt , Theo Đời sống & Pháp luật 21:15 24/02/2025
Chia sẻ

Ngay trong đêm, bố chồng lặng lẽ trở về quê sau khi chứng kiến thái độ của vợ chồng con trai.

*Dưới đây là chia sẻ của ông Lý, đăng tải trên nền tảng Toutiao:

Tôi là một người đàn ông đã về hưu, cả đời làm việc chăm chỉ để có được một khoản lương hưu ổn định khoảng 30.000 tệ (~105 triệu đồng) mỗi tháng. Tôi luôn nghĩ rằng với số tiền này, mình có thể tận hưởng tuổi già an nhàn bên con cháu, không phải lo nghĩ nhiều về cuộc sống. Nhưng tôi đã lầm.

Con trai từng là niềm tự hào lớn nhất của tôi. Con học giỏi, có công việc tốt ở thành phố lớn và sau này lập gia đình với một cô gái hiện đại, khéo léo. Ban đầu, tôi rất mừng vì nghĩ rằng con đã tìm được một người vợ phù hợp. Nhưng niềm vui ấy chẳng kéo dài được lâu.

Sau khi cưới, con trai và con dâu liên tục ngỏ ý muốn tôi chuyển lên thành phố sống cùng. Con dâu bảo rằng nhà cửa rộng rãi, có thêm ông thì càng vui, lại tiện bề chăm sóc cháu nội sau này. Nghĩ con cái hiếu thảo, tôi đã quyết định rời quê, mang theo số tiền tiết kiệm, lên thành phố sống với chúng.

Những ngày đầu, con dâu đối xử với tôi rất tốt. Con thường xuyên mua đồ ăn ngon, hỏi han sức khỏe, còn nói tôi không cần lo lắng gì, cứ thoải mái nghỉ ngơi. Nhưng rồi tôi dần nhận ra, sự quan tâm ấy không hẳn xuất phát từ lòng hiếu thảo, mà từ số lương hưu của tôi.

Bố chồng lương hưu 100 triệu dọn đến ở cùng con trai, thấy 1 tờ giấy của con dâu lập tức bỏ về quê: "Không sống mãi như thế được"- Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Con dâu bắt đầu đưa ra những yêu cầu ngày càng quá đáng. Lúc đầu là tiền mua thực phẩm đắt đỏ để bồi bổ thai kỳ, rồi đến quần áo hàng hiệu, mỹ phẩm cao cấp. Tôi nghĩ mình có thể giúp đỡ một chút, nhưng mọi thứ không dừng lại ở đó. Con dâu còn đề nghị tôi bỏ tiền thuê giúp việc vì "bà bầu không nên động tay làm việc nhà." Tôi im lặng làm hết mọi việc, nhưng rồi con lại phàn nàn rằng tôi già rồi, làm việc không sạch, nên tốt nhất là thuê người chuyên nghiệp.

Tôi đã do dự, nhưng con trai tôi cũng nói vào: "Bố à, con và vợ con đi làm cả ngày, bố có tiền thì giúp một chút cũng đâu có sao? Dù gì cũng là vì gia đình mà".

Nghe vậy, tôi thở dài, đành chấp nhận thuê giúp việc, tự nhủ rằng chỉ là một khoản chi nhỏ để gia đình được vui vẻ. Nhưng tôi không ngờ, đó mới chỉ là sự khởi đầu.

Giọt nước tràn ly

Ngày con dâu sinh con trai, cả nhà vui mừng khôn xiết. Tôi cũng cảm thấy hạnh phúc khi lần đầu tiên được bế cháu nội trên tay. Nhưng niềm vui ấy không kéo dài lâu, vì chỉ một tuần sau, con dâu đã nói thẳng với tôi: "Bố à, giờ nhà mình có thêm thành viên mới, căn hộ này quá chật chội. Bố có thể giúp vợ chồng con một khoản tiền đặt cọc để mua nhà lớn hơn không? Chúng con không đủ tiền, nhưng nếu có sự hỗ trợ của bố, chắc chắn sẽ sớm ổn định hơn". Sau đó, con dâu còn đưa hợp đồng bán nhà đất chỉ đợi ký tên người mua của chúng cho tôi.

Tôi sửng sốt. Giá nhà ở thành phố lớn không hề rẻ, số tiền đặt cọc mà con dâu nói tới lên đến hàng trăm nghìn tệ. Tôi đã giúp đỡ hai con rất nhiều trong suốt thời gian qua, nhưng đây không phải là số tiền nhỏ. Tôi nhẹ nhàng nói: "Bố có tiền, nhưng đó là tiền dưỡng già của bố. Bố không thể cho các con hết được. Nhà cửa là chuyện lớn, hai đứa nên tự lên kế hoạch tài chính".

Nghe vậy, con dâu lập tức sa sầm mặt, giọng đầy trách móc: "Bố thật ích kỷ! Cháu nội cũng là máu mủ của bố, chẳng lẽ bố không muốn nó có một môi trường tốt để lớn lên sao? Nếu bố không giúp, vợ chồng con làm sao có thể lo nổi?".

Con trai tôi cũng nhìn tôi với ánh mắt thất vọng: "Bố à, trước giờ bố sống tiết kiệm, số tiền đó có phải là không dùng đến đâu. Sao bố không nghĩ cho con cháu một chút?".

Bố chồng lương hưu 100 triệu dọn đến ở cùng con trai, thấy 1 tờ giấy của con dâu lập tức bỏ về quê: "Không sống mãi như thế được"- Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

Tôi cay đắng nhận ra, trong mắt con trai và con dâu, tôi không còn là người bố đã dành cả đời để nuôi nấng chúng, mà chỉ là một "ngân hàng" không lãi suất. Cả đời tôi lao động vất vả, chẳng lẽ chỉ để rồi đến cuối đời lại phải cống hiến hết số tiền tích góp được cho con cái mà không giữ lại gì cho mình?

Đêm đó, tôi trằn trọc suy nghĩ. Nếu hôm nay tôi đồng ý, thì ngày mai sẽ còn những yêu cầu gì nữa? Tôi biết mình không thể tiếp tục như thế này.

Sáng hôm sau, tôi xếp đồ đạc, rồi lặng lẽ trở về quê hương. Nhìn lại tất cả, tôi nhận ra một điều quan trọng: Đừng bao giờ nuông chiều tài chính cho người khác quá mức, ngay cả khi đó là con cái. Nếu bạn cứ cho đi mãi mà không có giới hạn, người khác sẽ không biết trân trọng mà còn coi đó là điều hiển nhiên. Tiền bạc có thể giúp đỡ gia đình, nhưng không thể mua được sự tôn trọng và lòng biết ơn.

Tôi không hối hận vì đã giúp con cái khi chúng thực sự cần, nhưng tôi cũng không hối hận vì đã chọn ra đi khi nhận ra lòng tốt của mình bị lợi dụng. Vì suy cho cùng, cuộc đời là của mình, và ai cũng xứng đáng có một tuổi già bình yên.

Theo Sohu


TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày