Nhà Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc. Vào thời điểm ấy, máy ảnh đã ra đời và cũng nhờ vậy, hậu thế mới có dịp được hình dung rõ ràng hơn về triều đại nhà Thanh thông qua các ảnh chụp hiếm hoi còn lưu giữ tới hiện tại.
Từ năm 1858, triều đình nhà Thanh bắt đầu đánh thuế thuốc phiện. Động thái này đã ngầm cho phép người dân có thể được trồng và mua bán thuốc phiện.
Vì trồng cây anh túc (cây thuốc phiện) có thu nhập nhiều gấp mấy lần so với lương thực bình thường nên nông dân sẵn sàng sử dụng ruộng đồng để đua nhau trồng loài cây "hái ra tiền".
Vào năm 1880, toàn bộ 18 tỉnh của Trung Quốc thời bấy giờ đều đổ xô trồng anh túc. Hơn nữa, số lượng thuốc phiện được nhập khẩu vào nước cũng rất nhiều. Điều này đã trở thành một trong những nguyên nhân sâu xa khiến xã hội cuối thời nhà Thanh trở nên lụi bại và dần rơi vào sự diệt vong.
Phía sau người đàn ông đang ngồi giữa khung hình trên chính là Tinh Xuyên Các. Vốn dĩ, đối diện với Tinh Xuyên Các là Hoàng Hạc Lâu tọa lạc ở bờ bên kia dòng sông. Nhưng đáng tiếc rằng vào thời điểm chụp bức hình này, Hoàng Hạc Lâu đã bị hủy hoại trong trận lửa trước đó.
Phổ Nghi là Hoàng đế duy nhất của triều Thanh được chụp hình bằng máy ảnh hiện đại, hơn nữa số lượng ảnh chụp cũng rất nhiều.
Một vài tư liệu lịch sử thể hiện vua Quang Tự cũng được chụp hình nhưng đến nay các chuyên gia Trung Quốc không hề tìm được hình ảnh nào để minh chứng cho thông tin đó.
Triều Dương Môn nằm ở thành đông của Bắc Kinh, là cổng thành chuyên vận chuyển xuất nhập cao lương. Lương thực của quan lại và dân chúng trong thành cũng lấy từ đây.
Sông hộ thành trước Triều Dương Môn có lượng nước rất lớn. Từ bức hình có thể nhìn thấy, người dân còn có thể đánh bắt tôm cá để làm thức ăn trong ngày hoặc kinh doanh buôn bán.
Một đôi vợ chồng xuất thân từ gia đình khá giả đang ngồi ăn cơm trước máy ảnh. Tuy nhiên, họ không dùng bàn ăn, mà chỉ có bát cơm, đôi đũa và chén trà. Có thể thấy, đây chính là một cảnh đã được sắp xếp sẵn cho mục đích chụp hình.
Họ có vẻ rất sợ sệt khi đối diện với ống kính. Trong đó, người chồng xấu hổ nghiêng mặt nhìn về một bên, người vợ thì gần như "cắm mặt" vào bát cơm và đôi lúc lại liếc mắt nhìn trộm.
Đối với họ, máy chụp hình như một con quái vật có thể phát ra ánh sáng và phun khói khiến người người sợ hãi.
Người đàn ông này đang đứng thủ thế một chân, hai tay cầm đao, ánh mắt dũng mãnh có hồn.
Trong xã hội cũ, võ công là môn học được nhiều người ưa chuộng, vừa rèn luyện cơ thể vừa có thể bảo vệ người thân gia đình. Thời bấy giờ, thổ phỉ trộm cướp hoành hành khắp nơi nên việc học một vài thế võ là chuyện không hề thừa thãi.
Công chúa Vinh Thọ (ngồi thứ hai bên trái) là con gái trưởng của Cung Thân vương Dịch Hân. Về sau, vì trở thành con gái nuôi của Từ Hi Thái Hậu nên bà mới được phong làm công chúa.
Trong "Thập Diệp Dã Văn" của Hứa Chỉ Nghiêm có ghi chép:
"Vào những năm cuối, Từ Hi Thái Hậu đẩy mạnh ngoại giao, làm thân với các phu nhân và công chúa của các nước trên thế giới. Bà coi những vị công chúa của triều đình chính là công cụ để kết nối quan hệ giữa các nước.
Theo đó, những vị công chúa phải tham gia các bữa tiệc, khiêu vũ, uống trà đàm chuyện. Đương nhiên, họ đều không hề thích điều này".
Tháng 7/11/1901, Lý Hồng Chương qua đời vì bệnh tật ở Bắc Kinh. Tháng 3/1902, linh cữu của ông được đưa trở về an táng ở Hợp Phì (An Huy).
Khắp con đường lớn, các quan viên lớn nhỏ đã cùng cử hành lễ tiễn đưa Lý Hồng Chương về quê nhà an nghỉ.
(Nguồn: Sohu)