Nghiên cứu lịch sử đòi hỏi chúng ta phải dựa vào những văn vật, văn hiến, tài liệu cổ,… Đến với thời Thanh Mạt, người Trung Quốc còn có thể tìm hiểu một cách sâu sắc hơn xã hội lúc bấy giờ bằng những bức ảnh trắng đen cũ.
Người phụ nữ đội Đại lạp sí, mặc trang phục cao quý. Đây chính là phong cách điển hình của Hoàng thân quốc thích và danh gia vọng tộc của thời kỳ cuối nhà Thanh. Trên tay người phụ nữ còn mang hộ chỉ (móng tay giả) với thần thái cao sang. Điều này cho thấy cô có xuất thân không hề đơn giản.
Hai cô gái trong hình để kiểu tóc "Mãn thiên tinh", quần áo sặc sỡ, trang điểm thời thượng. Áo và quần cũng không còn quá rộng và rườm rà như trước, ngược lại còn hơi ôm vào cơ thể để lộ ra vài điểm đặc trưng của nữ giới.
Trạm tàu lửa Hàm Đan bắt đầu xây dựng vào tháng 4/1903 và chính thức hoạt động vào năm 1904, là tuyến đường đi từ cầu Lư Câu (Bắc Kinh) đến Hán Khẩu (Vũ Hán). Từ bức ảnh có thể nhìn thấy, an ninh trật tự trong khu trạm không quá tốt. Trong đó, rất nhiều người buôn bán nhỏ mang sản phẩm băng ngang qua đường ray đến chào hàng với hành khách.
Trong bức ảnh là 7 người đàn ông đang say sưa hút thuốc, uống trà và tán dóc với biểu cảm vô cùng hưởng thụ, đặc biệt còn có hai người đang hút thuốc phiện. Cả 7 người đang ngồi trong căn phòng được bày biện xa hoa, cầu kỳ đến mức rối mắt. Trên tường còn treo tranh thư pháp của danh họa Trịnh Bản Kiều: "Xuân phong phóng đảm lai sơ liễu, dạ vũ mãn nhân khứ nhuận hoa".
Đây là hình ảnh của chiếc khung cửi dệt vải kiểu xưa - một trong những dụng cụ thủ công thường thấy trong gia đình làm nông. Thời kỳ Thanh Mạt đã có sự hội nhập của máy móc hiện đại. Những chiếc khung cửi truyền thống này dần mất đi tầm quan trọng của nó.
Ngày 21/6/1900, sau khi Từ Hi Thái Hậu phản đối tuyên chiến với liên quân tám nước, Đàm Văn Hoán - người quản lý khu vực Trực Lệ (bao gồm lãnh thổ đại bộ phận tỉnh Hà Bắc và một phần nhỏ các tỉnh Hà Nam, Sơn Đông, Bắc Kinh và Thiên Tân ngày nay) đã liên lạc với Nghĩa Hòa Đoàn, tham gia trận chiến ở Tô Giới (Thiên Tân) và bảo hộ chùa Hải Quang, sau đó thất bại trốn về Bắc Kinh.
Ngày 21/8, Đàm Văn Hoán bị liên quân tám nước bắt giữ và bị phán tử hình. Sau đó, ông bị áp giải giao cho Đô thống nha môn ở Thiên Tân (cơ cấu thuộc địa của liên quân tám nước) và bị chém đầu thị chúng vào ngày 16/10 ở Bắc Môn.
Bức hình này được chụp vào năm 1909. Những người đàn ông mặc áo với dòng chữ trước ngực thể hiện cho thân phận của họ. Tập dũng và Bộ khoái của nha môn chịu trách nhiệm phá án và truy bắt phạm nhân. Tiền lương của họ mỗi năm chưa đến 200 lượng bạc trắng, không đủ chăm lo gia đình. Thế là họ phải cậy vào quyền uy để bắt ép tống tiền, thu lợi từ những giao dịch với phạm nhân và những người muốn trốn tội.
Năm 1896, Lý Hồng Chương được Từ Hi Thái Hậu cử đi thăm viếng các nước Âu-Mỹ trong 190 ngày với mục đích "học hỏi phương Tây, gìn giữ phương Đông". Năm đó, Lý Hồng Chương đã 73 tuổi. Vì phải trải qua hành trình xa xôi nên khi đến nước Đức, ông phải ngồi xe lăn để tiếp tục tham quan những công xưởng nhà máy hiện đại.
Hai người đàn ông trong bức ảnh trên khiến người xem không khỏi ngỡ ngàng. Nhổ răng là một việc đòi hỏi kỹ thuật và yêu cầu vệ sinh cao, thế nhưng vị bác sĩ cuối thời nhà Thanh lại thực hiện trong điều kiện vô cùng đơn giản. Dụng cụ được đặt dưới nền đất, không được khử trùng và làm sạch. Tuy nhiên, đây chính là cảnh thường thấy ở thời kỳ nhà Thanh. Người dân lúc này một lòng tin tưởng vào tay nghề của những vị "đại phu" dày dạn kinh nghiệm.
Nhân vật chính trong bức ảnh trên là thợ cắt tóc dạo với nụ cười trên môi, nhưng hai tấm cáo thị phía sau lại càng được chú ý hơn. Cáo thị được dán vào tháng 11/1900, liên quân tám nước đã chiếm Bắc Kinh và địa điểm chụp ảnh chính là khu Anh Chiếm.