Bí kíp tự khám và chăm sóc cổ tử cung: Chú ý 2 dấu hiệu và ghi nhớ 3 điều sau để "cô bé" luôn khỏe mạnh

Hườn, Theo Pháp luật và bạn đọc 19:45 17/12/2021

Mặc dù các bệnh liên quan đến cổ tử cung thường không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu nhưng vẫn có một số dấu hiệu mà chúng ta nhận thấy được. Để nhận biết trước tình trạng bệnh, bạn có thể quan sát 2 vị trí sau đây và phải lưu ý thêm 3 điều khi chăm sóc bộ phận này.

Cổ tử cung đóng vai trò quan trọng và là mối quan tâm hàng đầu của phái nữ. Ngoài chức năng ngăn chặn tác nhân có hại bên ngoài xâm nhập vào tử cung, bộ phận này còn giúp bảo vệ cho sự hình thành và phát triển của thai nhi.

Vì là “cửa ngõ” của tử cung, tiếp nối với âm đạo nên cổ tử cung cũng rất dễ có nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm nghiêm trọng, từ đó lây lan đến những nơi khác. Hầu hết các bệnh liên quan đến cổ tử cung trong giai đoạn đầu không có triệu chứng rõ ràng nhưng có 2 nơi sẽ phát ra tín hiệu giúp bạn nhận biết trước tình trạng bệnh.

Bí kíp tự khám và chăm sóc cổ tử cung: Chú ý 2 dấu hiệu và ghi nhớ 3 điều sau để cô bé luôn khỏe mạnh - Ảnh 1.

Nếu cơ thể xuất hiện 2 dấu hiệu trên, bạn nên chú ý đi khám ngay và kiên trì thực hiện thêm 3 điều khi chăm sóc cổ tử cung.

2 vị trí giúp bạn nhận biết cổ tử cung đang khỏe mạnh hay không:

1. Dịch tiết

Một số bệnh phụ khoa của phụ nữ có thể được chẩn đoán sớm từ sự thay đổi ở dịch tiết. Nếu bạn nhận thấy dịch tiết ra quá nhiều trong thời gian dài với kết cấu loãng hoặc dính và đặc biệt kèm theo mùi hôi khó chịu thì chắc chắn cổ tử cung đang gặp vấn đề.

Ngoài ra, dịch tiết có màu đỏ bất thường dù chưa đến ngày “rớt dâu” báo hiệu cổ tử cung đang chịu tổn thương, mạch máu bị vỡ. Khi gặp phải những tín hiệu này, bạn cần đến các cơ sở y tế để khám ngay, phòng tránh rủi ro không đáng có.

2. Vùng bụng dưới

Dấu hiệu khác giúp bạn nhận biết cổ tử cung đang mắc bệnh là triệu chứng đau bụng dưới. Phụ nữ bình thường có thể bị đau bụng dưới khi sắp có kinh hoặc trong giai đoạn hành kinh, nhưng cơn đau sẽ dần thuyên giảm và khỏi hẳn.

Bí kíp tự khám và chăm sóc cổ tử cung: Chú ý 2 dấu hiệu và ghi nhớ 3 điều sau để cô bé luôn khỏe mạnh - Ảnh 2.

Tuy nhiên, nếu chị em thường xuyên bị đau bụng dưới kèm mệt mỏi vào những ngày bình thường thì có thể là do bệnh lý về cổ tử cung. Bên cạnh đó, khi sờ vào, bạn nhận thấy vùng bụng dưới vừa đau vừa sưng to thì hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nhằm tầm soát khối u.

Trong quá trình chăm sóc cổ tử cung, chị em hãy ghi nhớ 3 điều sau:

1. Khám định kỳ

Trên thực tế, các bệnh về cổ tử cung diễn ra thầm lặng, nếu thường xuyên tầm soát thì bạn có thể ngăn chặn và phòng ngừa được bệnh. Theo Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ, phụ nữ trên 20 tuổi nên kiểm tra cổ tử cung toàn diện ít nhất 3 năm một lần và có thể thực hiện hàng năm tùy vào chỉ thị của bác sĩ và nhu cầu bản thân.

2. Chế độ ăn và vận động hợp lý

Một khi hệ miễn dịch trong cơ thể suy yếu sẽ khiến sức khỏe bị đe dọa, nguy cơ mắc bệnh về cổ tử cung khá cao. Do đó, để ngăn cơ thể khỏi nhiễm trùng và bệnh tật, việc ăn uống lành mạnh và đủ chất rất quan trọng, giúp thúc đẩy sự phát triển của các tế bào miễn dịch và tăng sức đề kháng. Đồng thời bạn nên kết hợp tập thể dục để cải thiện trao đổi chất và nghỉ ngơi thư giãn để hạn chế căng thẳng.

    Bí kíp tự khám và chăm sóc cổ tử cung: Chú ý 2 dấu hiệu và ghi nhớ 3 điều sau để cô bé luôn khỏe mạnh - Ảnh 3.

3. Giữ vệ sinh thân thể

Muốn vệ sinh “cô bé” đúng cách, bạn hãy chú ý làm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đặc biệt trong giai đoạn hành kinh, bạn nên cẩn thận hơn khi vệ sinh vì đây là lúc cổ tử cung dễ bị viêm nhiễm. Ngoài ra, việc giặt quần lót cũng phải cẩn trọng, tránh giặt chung với những loại quần áo khác để đề phòng vi khuẩn xâm nhập.

Source (nguồn): QQ, Bệnh viện ĐKQT Vinmec, Mayoclinic. Ảnh: Pinterest