Bác sĩ Jia Yu, Phó trưởng khoa Thận học, Bệnh viện Tongji (Vũ Hán, Trung Quốc) cho biết, thận đảm nhiệm nhiều vai trò thiết yếu của con người. Tuy nhiên, vì thường nhớ tới chức năng tiết ra hormone sinh dục đầu tiên nên rất nhiều người có quan niệm sai lầm rằng thận chỉ quan trọng với nam giới. Có thể kể đến như lọc máu và chất thải, điều hòa thể tích máu, bài tiết nước tiểu, điều hòa huyết áp, tham gia vào quá trình chuyển hóa.
Khi nhắc tới các triệu chứng thận tổn thương, mắc bệnh đương nhiên không thể bỏ qua những bất thường liên quan tới tiểu tiện. Phổ biến như tiểu ít, tiểu buốt, nước tiểu nhiều bọt, màu sắc nước tiểu thay đổi hoặc có lẫn máu… Nhưng bác sĩ Jia nhắc nhở rằng còn nhiều dấu hiệu khác cơ thể phát ra thay cho lời “kêu cứu” của thận. Dù là nam hay nữ, nếu 2 vị trí này ngày càng thâm đen thì nên đi khám thận sớm:
Trong cuộc sống hàng ngày, bác sĩ Jia khuyên chúng ta nên thường xuyên kiểm tra mắt và vùng xung quanh mắt vì nó có thể tiết lộ rất nhiều về sức khỏe. Ở vùng dưới mắt có 2 thứ phản ánh sức khỏe của thận là bọng mắt và vùng da ngay dưới bọng mắt thường được gọi là quầng thâm mắt.
Thận suy giảm chức năng có thể khiến bọng mắt to, quầng thâm mắt đậm hơn (Ảnh minh họa)
“Cụ thể, suy giảm chức năng thận có thể khiến bọng mắt xuất hiện đột ngột hoặc tăng kích thước, tối màu nhanh vì gây phù nề và tích tụ chất độc hại. Lúc này, chức năng lọc và loại bỏ dịch của thận kém đi, gây áp lực lên mạch máu và khiến dịch bị rò rỉ ra ngoài, gây phù nề. Thận tổn thương làm quá trình lọc máu kém, chất độc và rác thải trong cơ thể chưa được đào thải ra ngoài kịp thời, sẽ tạo điều kiện cho chất độc lưu lại trong da và máu.
Trong khi đó, vùng dưới mắt là một trong những vùng da mỏng nhất trên cơ thể, có mô dưới da lỏng lẻo nhất. Nên khi tích tụ chất lỏng, chất độc hại sẽ sưng tấy và thay đổi màu sắc rõ ràng”- ông nói.
Vì vậy, sau khi loại bỏ các yếu tố như lão hóa, chất lượng ngủ kém.. mà quầng thâm mắt vẫn đậm, bọng mắt thâm và sưng thì bạn nên sớm đi khám thận.
Theo bác sĩ Jia, y học cổ truyền hay y học hiện đại đều coi màu sắc môi tự nhiên là một yếu tố hỗ trợ chẩn đoán bệnh về thận. Bình thường, người khỏe mạnh đa số môi sẽ có màu hồng đỏ hoặc hồng nhạt. Còn với những người bị rối loạn, suy giảm chức năng thận thì môi sẽ thâm đen, thậm chí là hơi phù.
Ông giải thích: “Khi thận bị tổn thương, các chức năng của nó sẽ bị suy giảm, thậm chí không thể thực hiện được. Lúc này, chất độc không thể thải ra ngoài kịp thời có thể ảnh hưởng tới sắc tố trên môi. Điều này khiến màu môi ngày càng trở nên xám xịt, lộ rõ màu thâm đen.
Màu sắc tự nhiên của môi có thể phản ánh nhiều điều về sức khỏe, nhất là đối với thận và gan (Ảnh minh họa)
Đồng thời, hoạt động của thận liên quan mật thiết tới lọc máu, lưu thông máu và tiết ra hormone erythropoietin giúp cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy. Những người bị suy thận thường thiếu tế bào hồng cầu vận chuyển oxy và có lượng máu lưu thông kém, từ đó sẽ khiến tăng hắc tố melanin và khiến môi sẫm màu hơn”.
Tuy nhiên, bác sĩ Jia cũng nhắc nhở rằng môi thâm đen có thể do nhiều nguyên nhân khác. Bao gồm cả “cơ địa”, thực phẩm, suy nhược, lạm dụng mỹ phẩm, bệnh lý gan mật tụy… Nên tốt nhất là theo dõi thường xuyên và thăm khám kịp thời.
Nguồn và ảnh: QQ, Health 2.0