Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gerald Darmnin cho hay, khoảng 45.000 cảnh sát đã được triển khai trở lại vào tối 2/7 để ngăn chặn đám đông bạo loạn khi các đối tượng này tiếp tục đốt xe, cướp phá các cửa hàng và nhắm mục tiêu vào các tòa thị chính và đồn cảnh sát. Ảnh: Reuters
Những lời kêu gọi biểu tình phản đối bắt đầu lan truyền trên mạng xã hội từ chiều tối 27/6, ngay sau khi một cảnh sát nổ súng cướp đi sinh mạng của một thiếu niên 17 tuổi được cho là mắc lỗi điều khiển xe ô tô và không tuân theo hiệu lệnh của cảnh sát tại thành phố Nanterre. Ảnh: Reuters
Xe ô tô bị đốt cháy trên đường phố trong cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát ở quận Alma, Roubaix, miền Bắc của Pháp hôm 30/6. Ảnh: Reuters
Một tòa nhà bị ở quận Alma, Roubaix, miền Bắc của Pháp bị đốt cháy hôm 30/6. Ảnh: Reuters
Cướp bóc đã xảy ra tại một loạt thành phố gồm Lyon, Marseille và Grenoble. Ảnh: Reuters
Các nhóm bạo loạn cướp phá nhiều cửa hàng trong đêm, đồng thời đốt phá xe hơi và thùng rác trên đường. Ảnh: Reuters
Lính cứu hỏa đang nỗ lực dập tắt chiếc ô tô bốc cháy trong đêm biểu tình thứ 5 liên tiếp (1/7). Ảnh: Reuters
Đám đông bạo loạn liên tiếp đốt xe và cướp phá các cửa hàng. Ảnh: Reuters
Điểm nóng lớn nhất trong ngày 2/7 tập trung ở Marseille, nơi cảnh sát buộc phải dùng hơi cay để vãn hồi trật tự. Ảnh: AFP
Ngoài ra, tình trạng bất ổn vẫn tiếp diễn ở các thành phố Paris, Nice và Strasbourg. Ảnh: EPA
Chiếc xe buýt cháy trơ khung trong cuộc bạo loạn ở Nanterre, gần thủ đô Paris. Ảnh: EPA
Hơn 2.800 người đã bị bắt trong những ngày vừa qua. Ảnh: AP
Bộ Nội vụ Pháp cho biết số vụ bắt giữ đã giảm xuống, nhưng các quan chức cảnh báo hiện vẫn còn quá sớm để khẳng định tình trạng bất ổn đã kết thúc. Ảnh: AFP
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã hoãn chuyến thăm cấp nhà nước tới Đức để tập trung đối phó cuộc khủng hoảng trong nước. Ông dự kiến gặp các nhà lãnh đạo của quốc hội vào ngày 3/7, sau đó tiếp tục gặp hơn 220 thị trưởng của các thị trấn và thành phố bị ảnh hưởng bởi bạo loạn vào ngày 4/7. Ảnh: Reuters