Bản thu Master là gì mà Taylor Swift cầu cứu tranh chấp, Rihanna Jay Z "sứt đầu mẻ trán" mới giành được, còn loạt nghệ sĩ lao đao sự nghiệp?

Bài: Koi Koi - Thiết kế: Hoàng Anh, Theo Tham khảo từ: Awal.com 00:04 17/11/2019

Cuộc chiến giành quyền sở hữu bản quyền ca khúc thực chất chính là việc giành quyền pháp lý với master recordings. Trước Taylor Swift thì Rihanna, Jay-Z và loạt sao Hollywood đều từng có "duyên nợ" với hai chữ này.

Khi Taylor Swift phải đích thân đăng tâm thư, cầu cứu người hâm mộ trên khắp tất cả các mạng xã hội, đối với fan, đó là sự đáng thương. Nhưng với nhiều người có kinh nghiệm về ngành công nghiệp âm nhạc của Hollywood, điều đó chỉ mang một ý nghĩa: Taylor Swift và e-kíp đã thua cuộc trong cuộc chiến pháp lí giành lại quyền kiểm soát các bản ghi âm của mình trước Scooter Braun và Big Machine Records. Việc đăng tải tâm thư lên những tài khoản mạng xã hội hàng trăm triệu follow cũng chỉ thể hiện sự bất lực, và phần nào muốn tạo áp lực dư luận lên Scooter Braun mà thôi.

Bản thu Master là gì mà Taylor Swift cầu cứu tranh chấp, Rihanna Jay Z sứt đầu mẻ trán mới giành được, còn loạt nghệ sĩ lao đao sự nghiệp? - Ảnh 1.

Trở lại cách đây hơn 4 tháng, theo The Wall Street Journal, Scooter Braun - quản lý của Ariana Grande, Justin Bieber, Carly Rae Jepsen, Demi Lovato… đã thành công mua lại hãng đĩa Big Machine Records. Đây chính là công ty sở hữu những album cũ của Taylor Swift, hợp đồng này có giá trị lên đến 300 triệu đô. Như vậy, Scooter Braun có quyền nắm trong tay một danh sách dài những tác phẩm của các nghệ sĩ nhạc đồng quê và pop, trong đó có cả 6 album đình đám gắn liền với sự nghiệp ca hát của Taylor: từ album debut cho đến các “siêu phẩm” như “Fearless”, “Red”, “1989”, “Reputation”. Điều này có nghĩa là: tất cả các bản ghi âm được Taylor Swift thực hiện trong 6 album kể từ khi bắt đầu sự nghiệp tới trước album "Lover" ra mới đây đều thuộc quyền sở hữu của Scooter Braun, vì ông đã mua đứt lại Big Machine Records. 

Về mặt luật pháp, hành động của Scooter Braun không sai. Vì với hành động mua lại Big Machine Records, ông đã mua đứt tất cả các master recording – tạm dịch: “những bản ghi âm gốc”. Không phải lời bài hát, cũng không phải tên ca khúc hay giai điệu – đã qua rồi thời các tranh chấp được xử lí trên “giấy trắng mực đen” đây chính là mấu chốt tranh chấp giữa Taylor Swift và Scooter Braun – giành quyền sở hữu master recordings! 

Bản thu Master là gì mà Taylor Swift cầu cứu tranh chấp, Rihanna Jay Z sứt đầu mẻ trán mới giành được, còn loạt nghệ sĩ lao đao sự nghiệp? - Ảnh 2.

Về cơ bản, master recordings là bản thu âm gốc hoàn chỉnh của một ca khúc với chất lượng cao nhất đã trải qua quy trình xử lí kĩ thuật chỉn chu từ studio và qua bàn tay của các producer. Từ bản master recordings này, nhà sản xuất mới đem ca khúc đi khắp nơi: phát hành các đĩa than (vinyl) và đĩa CD, băng cát-xét, tung bản digital lên các trang mua bán nhạc trực tuyến như iTunes, Amazon, tung lên các nền tảng streaming như Spotify, Tidal, sử dụng trong các buổi biểu diễn live, quảng cáo, v…v…

Bản thu Master là gì mà Taylor Swift cầu cứu tranh chấp, Rihanna Jay Z sứt đầu mẻ trán mới giành được, còn loạt nghệ sĩ lao đao sự nghiệp? - Ảnh 3.

Thông thường, khi một nghệ sĩ đặt bút kí hợp đồng với một hãng đĩa, họ cũng sẽ nhường quyền sở hữu các bản thu âm gốc này lại cho hãng đĩa chứ không riêng gì Taylor Swift, quyền sở hữu này thường được giới hạn trong một quãng thời gian nhất định được hai bên thỏa thuận ngay từ đầu. Đổi lại việc sở hữu bản ghi âm gốc, hãng đĩa sẽ mang đến cho nghệ sĩ của hãng mình nhiều quyền lợi theo điều khoản. Thoạt đầu, mọi việc nghe có vẻ lí tưởng và sòng phẳng khi cả hãng đĩa và nghệ sĩ đều có lợi. 

Bản thu Master là gì mà Taylor Swift cầu cứu tranh chấp, Rihanna Jay Z sứt đầu mẻ trán mới giành được, còn loạt nghệ sĩ lao đao sự nghiệp? - Ảnh 4.

Tuy nhiên, trong đại đa số trường hợp, người nghệ sĩ đều bị ràng buộc và phải đánh đổi rất nhiều khi đặt bút kí hợp đồng: họ không được phát hành bất kì ca khúc nào với bất kì một hãng đĩa hay hãng thu âm nào khác, ở nhiều trường hợp, họ bị ràng buộc không được ra mắt sản phẩm chung với một số nghệ sĩ. Những bản thu âm này thường sẽ được hãng thu âm sở hữu trong thời gian khá lâu, thậm chí vĩnh viễn.

Bản thu Master là gì mà Taylor Swift cầu cứu tranh chấp, Rihanna Jay Z sứt đầu mẻ trán mới giành được, còn loạt nghệ sĩ lao đao sự nghiệp? - Ảnh 5.

Một người trong ngành công nghiệp thu âm thừa nhận: “Những bản hợp đồng này không hề công bằng với những nghệ sĩ đâu. Vì điều này có nghĩa là, đánh đổi lại những lợi ích mà họ có được, họ phải từ bỏ quyền sở hữu với những đứa con tinh thần, kể cả các ca khúc và cả các album, trong thời hạn đôi khi là vĩnh viễn. Thỉnh thoảng, những nghệ sĩ được quyền mua lại những bản record và album của họ với một mức giá nhất định. Tuy nhiên, nếu có tranh chấp trước đó xảy ra với hãng đĩa, hoặc hãng đĩa cảm thấy không hài lòng, giá cả của những bản thu âm gốc này sẽ được đẩy lên rất cao ngoài tầm với, kèm theo đó là rất nhiều điều cấm đoán sẽ được áp xuống.”  

Thực tế khắc nghiệt là: “Khi bạn kí vào một hợp đồng với hãng đĩa, điều đó đôi khi biến bạn thành một công cụ kiếm tiền không hơn không kém. Bạn chỉ là một sản phẩm, và bạn bắt buộc phải hiểu điều đó, dù cho họ có nói rằng họ yêu quý bạn đến đâu, rằng bạn là “món hời” lớn nhất của hãng đĩa – nhưng vào cuối ngày, sẽ có một file thống kê nào đấy ghi lại chi tiết những thông số mà sản phẩm âm nhạc của bạn đạt được – nếu không đạt con số tăng trưởng ổn định, thì để xem họ có còn là bạn tốt không nhé!”

Bản thu Master là gì mà Taylor Swift cầu cứu tranh chấp, Rihanna Jay Z sứt đầu mẻ trán mới giành được, còn loạt nghệ sĩ lao đao sự nghiệp? - Ảnh 6.

Chủ tịch hãng ghi âm Awal – Paul Hitchman – một hãng thu âm nhỏ, cũng cho biết: “Khi và chỉ khi bạn sở hữu được bản thu âm gốc với đầy đủ các giấy tờ pháp lí, thì bạn mới thực sự làm chủ được các sản phẩm của mình, có thể phát hành nhạc theo bất kì cách nào bạn muốn, thông qua bất cứ kênh nào. Khi kí kết một hợp đồng, việc bạn được sở hữu bản thu âm gốc của riêng mình đồng nghĩa với việc nằm ở kèo trên, dễ dàng thương thảo với hãng đĩa và kiểm soát được nhiều nhất có thể.” Tuy nhiên, không nhiều nghệ sĩ có được quyền này vì đơn giản, hãng đĩa sẽ đặt những món lợi và điều khoản lớn hơn để ràng buộc nghệ sĩ, buộc họ phải kí vào hợp đồng.

Paul Hitchman cũng tiết lộ các tiểu xảo khi một nghệ sĩ mới kí hợp đồng với một hãng đĩa, đặc biệt là khi thương thảo: thời gian hãng đĩa nắm giữ bản thu âm gốc, những lựa chọn khả dĩ với những bản thu âm gốc này trong tương lai (một chủ thể, cá nhân hoặc hãng đĩa khác mua lại với một khoản phí đi kèm trong tương lai khi hợp đồng chấm dứt). Ông cũng khuyên các nghệ sĩ và e-kíp mới hãy đọc kĩ hợp đồng vì đại đa số các hợp đồng này sẽ rất hấp dẫn những đoạn đầu: ví dụ như hợp đồng năm năm với ngần ấy album được phát hành, nhưng thường đoạn cuối sẽ khá lắt léo, dễ dàng đưa nghệ sĩ “vào tròng”, tước đi quyền sở hữu những tác phẩm của họ.”

Bản thu Master là gì mà Taylor Swift cầu cứu tranh chấp, Rihanna Jay Z sứt đầu mẻ trán mới giành được, còn loạt nghệ sĩ lao đao sự nghiệp? - Ảnh 7.

Khi Taylor Swift đặt bút xuống kí hợp đồng với Big Machine Records cách đây hơn 10 năm, lúc đó cô vẫn chỉ là một cô ca sĩ nhạc đồng quê, danh tiếng vẫn chưa đủ, tiếng tăm từ âm nhạc vẫn chưa thực sự vững vàng. Thế nên, việc được một hãng đĩa lớn chấp nhận kí hợp đồng đã là một niềm hạnh phúc với bất kì nghệ sĩ nào, Taylor Swift cũng tin là như thế. Có những điều khoản về việc sở hữu bản ghi âm gốc hay không? Chắc chắn có. Nhưng với Taylor Swift lúc ấy, và bất kì một nghệ sĩ mới chập chững vào nghề nào đặt vào trường hợp ấy, cũng sẽ đều gật đầu đồng ý. Vì một khi đã kí kết hợp đồng với hãng đĩa lớn, có nghĩa là những cơ hội sẽ rộng mở. 

Nói một cách công bằng, chính Big Machine Records đã làm nên tên tuổi của Taylor Swift, gây dựng nên một đế chế khổng lồ suốt 13 năm qua, nên sự đánh đổi ngay lúc ấy không phải là một điều sai lầm. Dù hiện tại khá là cay đắng, nhưng vẫn phải thừa nhận: không có Big Machine, không có Taylor Swift của ngày hôm nay.

Bản thu Master là gì mà Taylor Swift cầu cứu tranh chấp, Rihanna Jay Z sứt đầu mẻ trán mới giành được, còn loạt nghệ sĩ lao đao sự nghiệp? - Ảnh 8.

Taylor Swift không phải là nạn nhân duy nhất của việc sở hữu oái oăm này. Thực ra, càng là tên tuổi lớn, lượng đĩa bán ra càng nhiều, thì nghệ sĩ càng bị hãng đĩa trói buộc, không bằng cách này thì bằng cách khác. Vì đây là kinh doanh, là kinh tế, là đồng tiền, không có chỗ cho những điều viễn tưởng, mộng mơ. Đừng tưởng cứ việc chờ đợi hết hạn hợp đồng, hay cứ chủ động thu âm lại album là xong - vì rất nhiều trường hợp dưới đây, sau khi dứt hợp đồng và đối diện với những lùm xùm pháp lí về quyền sở hữu, đã rơi vào vùng trũng của sự nghiệp.

Năm 1993, huyền thoại Prince lúc ấy đã phát hành với Warner Bros tổng cộng 18 album, bao gồm tất cả những bản hit lớn nhất trong sự nghiệp của ông. Prince đã cật lực đấu tranh để giành lại quyền sở hữu của hàng trăm ca khúc trong sự nghiệp sau khi rời Warner Bros nhưng thất bại. Kéo theo việc suốt 19 năm ròng rã, Prince không thể sử dụng các bản thu âm cũ của mình cho bất kì mục đích nào. Mãi đến năm 2014, trong dịp kỉ niệm 30 năm “siêu hit” “Purple Rain”, Prince kí lại hợp đồng với Warner Bros, lấy lại được hoàn toàn tác quyền của mình, tuy nhiên ông qua đời chỉ vài năm sau đó trong sự tiếc thương và ngỡ ngàng của người hâm mộ.

Bản thu Master là gì mà Taylor Swift cầu cứu tranh chấp, Rihanna Jay Z sứt đầu mẻ trán mới giành được, còn loạt nghệ sĩ lao đao sự nghiệp? - Ảnh 9.

Năm 1996, vụ lùm xùm giữa Janet Jackson và hãng Virgin Records được lôi lên khắp các phương tiện truyền thông. Từ bảng hợp đồng ban đầu có giá 40 triệu USD, hãng đĩa đã nâng lên gấp đôi: 80 triệu USD - nhưng đồng tiền đi liền với nghĩa vụ và các điều khoản ngày càng bó buộc và chèn ép với em gái của Ông hoàng nhạc Pop Michael Jackson. Sau khi dứt hợp đồng với Virgin Records, Janet Jackson phải chờ đến 7 năm ròng rã mới có quyền sở hữu trở lại những sản phẩm của mình. Tuy nhiên, chính quãng thời gian này đã khiến tên tuổi của Janet xuống cấp nghiêm trọng, đưa một trong những biểu tượng nhạc Pop của thập niên 90, đối thủ đáng gờm của Madonna xuống dưới đáy của sự nghiệp, thậm chí có lúc cô phải hủy luôn tour lưu diễn vì ế vé!

Bản thu Master là gì mà Taylor Swift cầu cứu tranh chấp, Rihanna Jay Z sứt đầu mẻ trán mới giành được, còn loạt nghệ sĩ lao đao sự nghiệp? - Ảnh 10.

JoJo đã từng là một nữ ca sĩ trẻ đầy triển vọng và tiềm năng, tuy nhiên sự nghiệp của cô đi vào vùng trũng khi rời hãng đĩa Blackground Recordings. Đến năm 2017, hãng đĩa - đơn vị nắm toàn quyền sở hữu các bản thu âm gốc của JoJo trong 2 album đầu, cũng là nổi tiếng nhất - đã tiến hành xóa sạch các sản phẩm âm nhạc của cô trên tất cả các dịch vụ streaming và phát hành. Điều này khiến cô cực kì lao đao - đồng thời đưa đến quyết định thu âm lại toàn bộ 2 album đầu tay, nhưng với 2 hãng đĩa hoàn toàn khác nhau. Và tất nhiên, sự nghiệp của JoJo đã mãi không thể nào vực dậy được.

Bản thu Master là gì mà Taylor Swift cầu cứu tranh chấp, Rihanna Jay Z sứt đầu mẻ trán mới giành được, còn loạt nghệ sĩ lao đao sự nghiệp? - Ảnh 11.

Không phải ai cũng may mắn được như Rihanna và Jay-Z khi thành công trong việc “thu hồi” quyền sở hữu với những đứa con tinh thần của mình. Jay-Z thì không cần phải bàn cãi khi anh dùng quyền lực và chính địa vị của mình để giành lại quyền sở hữu các sản phẩm một cách chớp nhoáng. Còn Rihanna thì khó nhọc hơn, nhưng vẫn thành công - dù số tiền cô phải hi sinh để “chuộc” những sản phẩm về tay chính chủ không hề nhỏ.

Bản thu Master là gì mà Taylor Swift cầu cứu tranh chấp, Rihanna Jay Z sứt đầu mẻ trán mới giành được, còn loạt nghệ sĩ lao đao sự nghiệp? - Ảnh 12.

Rất nhiều tên tuổi khác nữa đều dính đến vấn đề sở hữu bản quyền các bản ghi âm với hãng đĩa cũ, có thể kể thêm: U2, Frank Ocean, Courtney Love,... tất cả đều có một công thức chung: rời hãng đĩa + đấu tranh cực nhọc với hãng đĩa cũ vì quyền sở hữu bản thu âm + chấp nhận bỏ ra một số tiền hoặc chờ đợi bản hợp đồng hết hiệu lực. Đây là những vụ tranh chấp tốn kém, kéo dài và phức tạp, và người chịu thiệt thòi lớn nhất không ai khác ngoài nghệ sĩ.

Trở lại với nữ ca sĩ “Blank Space” - cuối năm 2019, sau khi kết thúc “Reputation Stadium Tour” cũng như kỉ nguyên “Reputation”, Taylor Swift rời Big Machine Records, đầu quân cho “ông lớn” Universal Music Group với bản hợp đồng kỉ lục 100 triệu USD. Điều này khiến Big Machine Records khá ngỡ ngàng khi “con gà đẻ trứng vàng” của họ đi mất. Tuy nhiên hãng đĩa không có động thái cụ thể nào phản ứng trước vấn đề trên. Cho đến giữa năm 2019, khi Scott Borchetta - chủ nhân cũ của Big Machine Records bán lại hãng đĩa, nhưng theo thông tin từ phía ekip Taylor Swift, họ đã không hề thông báo trước cho phía Taylor về thương vụ này. Chính hành động ấy đã khiến Taylor Swift và đội ngũ trở tay không kịp, không kịp mua lại bản quyền toàn bộ các bản ghi âm và các album đã được phát hành dưới trướng của Big Machine. 

Và tất nhiên, vì Taylor Swift đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu Big Machine hiện tại, những biện pháp “chế tài” đã được đặt ra: không được biểu diễn những bản hit cũ với phần recording thuộc sở hữu của Big Machine, phim tài liệu của Netflix sẽ không thể thành hình nếu thiếu âm nhạc từ 6 album cũ - giờ đây đã thuộc sở hữu hợp pháp của hãng đĩa.

Bản thu Master là gì mà Taylor Swift cầu cứu tranh chấp, Rihanna Jay Z sứt đầu mẻ trán mới giành được, còn loạt nghệ sĩ lao đao sự nghiệp? - Ảnh 13.

Trong cuộc chiến này, Taylor Swift và e-kíp, cũng như đông đảo các nghệ sĩ khác - chỉ có cách duy nhất: nhượng bộ và ẩn nhẫn, gần như chưa có một cuộc thay đổi nào diễn ra êm đẹp. Nhưng rõ ràng, đó là điều mà nghệ sĩ phải chấp nhận hi sinh vì đại cục và về tương lai. Thế nên, kể từ lúc này, không chỉ Taylor Swift, mà bất kì nghệ sĩ Hollywood nào, đấu tranh đòi quyền sở hữu những sản phẩm âm nhạc của chính họ, bạn đừng xem đó là điều lạ lẫm, mà hãy cầu chúc họ lao vào “cuộc chiến” an toàn trở về.