Bài toán bảo tồn đa dạng sinh học ở Vườn Quốc gia Côn Đảo

Bảo Lam (tổng hợp), Theo VTV 13:32 14/07/2025
Chia sẻ

Hơn 400.000 lượt khách mỗi năm đã chọn Côn Đảo là điểm đến, không chỉ vì cảnh đẹp, mà còn để trải nghiệm những hoạt động du lịch sinh thái. Viên ngọc xanh là nơi ươm mầm 340 loài san hô, 1.300 sinh vật biển, hàng trăm loài rùa và chim biển đang được gửi gắm hy vọng vào công cuộc bảo tồn bền vững.

Các tour du lịch sinh thái luôn thu hút đông du khách. (Ảnh: VQGCĐ)

Các tour du lịch sinh thái luôn thu hút đông du khách. (Ảnh: VQGCĐ)

Cách đất liền gần 200km, Côn Đảo tỏa sáng như bức tranh nguyên sơ giữa biển trời bao la. Không chỉ được biết đến với di sản lịch sử hào hùng, nơi đây còn là điểm hội tụ của những giá trị sinh thái đặc biệt hiếm có. Với 16 hòn đảo lớn nhỏ và hệ sinh thái rừng, biển đa dạng, thảm thực vật rừng Vườn Quốc gia Côn Đảo mang tính đặc trưng, tiêu biểu cho hệ sinh thái rừng nhiệt đới hải đảo, biểu hiện qua các hệ sinh thái rừng lá rộng thường xanh, rừng lá rộng nửa rụng lá, rừng tre và rừng ngập mặn ven biển.

Theo thống kê, Vườn Quốc gia Côn Đảo có 1.077 loài thực vật, thuộc 640 chi, của 160 họ thực vật bậc cao có mạch, trong 6 ngành thực vật và 155 loài động vật thuộc 64 họ, 26 bộ gồm 25 loài thú, 85 loài chim 32 loài bò sát và 13 loài ếch, nhái... trong đó có hàng chục loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới. Nổi bật nhất là hệ san hô với hơn 340 loài, tạo nên những rạn ngầm kỳ ảo, thu hút hàng nghìn sinh vật cư trú và sinh sản.

Bài toán bảo tồn đa dạng sinh học ở Vườn Quốc gia Côn Đảo- Ảnh 2.

Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp tại Côn Đảo. (Ảnh: VQGCĐ)

Với diện tích rừng ngập mặn hơn 14.000 ha, Côn Đảo được xem là cái nôi sinh học của nhiều loài sinh vật quý hiếm. Đây cũng là nơi hiếm hoi tại Việt Nam chứng kiến chu kỳ sinh sản tự nhiên của loài vích – một trong năm loài rùa biển đang có nguy cơ tuyệt chủng. Những năm qua, nhờ nỗ lực không ngừng nghỉ của các cán bộ bảo tồn, hàng triệu trứng rùa đã được ấp nở an toàn và thả về đại dương. 

Nơi đây còn là "trạm trung chuyển" của cá cúi (dugong), cá heo, cá voi xanh và nhiều loài chim biển quý hiếm. Đặc biệt, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam cũng trao Bằng xác lập kỷ lục Hòn Trứng là sân chim biển có mật độ sinh sản nhiều nhất Việt Nam cho Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo.

Từ năm 1993, Côn Đảo chính thức được công nhận là Khu Ramsar – vùng đất ngập nước quan trọng tầm quốc tế thứ 6 của Việt Nam. Đến năm 2023, nơi đây tiếp tục ghi danh trong danh sách Di sản ASEAN về đa dạng sinh học.

Năm 1997, cơn bão Linda đã tàn phá nghiêm trọng các rạn san hô quanh đảo. Nhưng sau gần hai thập kỷ, bằng kỹ thuật phục hồi sinh học và sự bền bỉ của đội ngũ cán bộ, các rạn san hô đã tái sinh gần như nguyên trạng. Cùng với đó, hệ thống camera giám sát, khu vực bảo tồn nghiêm ngặt, lệnh cấm đánh bắt trái phép… đã được thiết lập. Nhiều chương trình hợp tác quốc tế với WWF, UNDP, GEF… cũng được triển khai để nâng cao năng lực và học hỏi mô hình từ các quốc gia tiên tiến.

Không chỉ là điểm đến nghỉ dưỡng, Côn Đảo đang chuyển mình mạnh mẽ với mô hình du lịch sinh thái gắn với bảo tồn. Nhiều chương trình giáo dục cộng đồng, trong đó có "Hộ chiếu Vườn quốc gia" được khởi xướng. Qua mỗi con dấu, du khách cảm nhận được giá trị của từng bước chân trên đảo, của từng hành động nhỏ để gìn giữ vẻ nguyên sơ nơi đây.

Bài toán bảo tồn đa dạng sinh học ở Vườn Quốc gia Côn Đảo- Ảnh 3.
Bài toán bảo tồn đa dạng sinh học ở Vườn Quốc gia Côn Đảo- Ảnh 4.
Bài toán bảo tồn đa dạng sinh học ở Vườn Quốc gia Côn Đảo- Ảnh 5.

Hoạt động thả rùa biển về với tự nhiên được nhiều người yêu thích. (Ảnh: Đ.L.N.A)

Các hoạt động du lịch sinh thái trên cạn như: tham quan di tích, đi bộ, leo núi, khám phá rừng nguyên sinh,... hay các hoạt động du lịch dưới biển như: bơi lội, lặn ngắm san hô, khám phá sinh vật biển, xem rùa đẻ trứng, thả rùa con về biển,... tại Vườn Quốc gia Côn Đảo đã thu hút sự quan tâm của du khách từ nhiều nơi, các đoàn học sinh, sinh viên, các nhà nghiên cứu đến Côn Đảo ngày càng đông. Điều này minh chứng cho việc thực hiện sáng kiến bảo tồn gắn với phát huy giá trị đa dụng của rừng dưới góc nhìn kinh tế, sinh thái, văn hoá, lịch sử và nghiên cứu khoa học ở khu rừng đặc dụng là đúng đắn. Không phải ngẫu nhiên mà Vườn quốc gia Côn Đảo được xem là "thủ phủ" của rùa biển tại Việt Nam. Vườn Quốc gia Côn Đảo là nơi đầu tiên nghiên cứu và ứng dụng mô hình bảo tồn rùa biển hiệu quả, phù hợp điều kiện Việt Nam. Từ đó có thể áp dụng cho các vùng khác trong nước. Từ những kết quả trên, Côn Đảo đã trở thành vùng bảo tồn rùa biển quan trọng của Việt Nam, khu vực và toàn cầu. 

Ông Nguyễn Khắc Pho, Giám đốc Vườn Quốc gia Côn Đảo, chia sẻ: "Vườn Quốc gia Côn Đảo không chỉ phong phú, đa dạng về các hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển với hàng trăm loài động, thực vật bản địa nguy cấp, quý hiếm; mà còn có sinh cảnh sống còn hoang sơ, môi trường sống còn nguyên vẹn. Ngoài ra nơi đây còn là khu rừng đặc dụng chứa đựng các giá trị về thẩm mỹ, lịch sử, văn hoá gắn với phát triển các hoạt động du lịch, hoạt động bảo tồn ở địa phương". 

Bài toán bảo tồn đa dạng sinh học ở Vườn Quốc gia Côn Đảo- Ảnh 6.
Bài toán bảo tồn đa dạng sinh học ở Vườn Quốc gia Côn Đảo- Ảnh 7.
Bài toán bảo tồn đa dạng sinh học ở Vườn Quốc gia Côn Đảo- Ảnh 8.
Bài toán bảo tồn đa dạng sinh học ở Vườn Quốc gia Côn Đảo- Ảnh 9.

Hệ sinh thái động, thực vật rừng và biển phong phú tại Vườn Quốc gia Côn Đảo. (Ảnh: VQGCĐ)

Với hệ sinh thái rừng và biển phong phú, Côn Đảo còn là một khu rừng đặc dụng độc đáo, kết tinh giữa giá trị sinh học và vẻ đẹp cảnh quan, lịch sử, văn hóa. Chính sự hòa quyện ấy đã tạo nền tảng cho mô hình du lịch sinh thái phát triển toàn diện. Từ các hoạt động trên cạn như tham quan di tích, trekking xuyên rừng, khám phá hệ thực vật nguyên sinh, cho đến trải nghiệm dưới biển như bơi lội, lặn ngắm san hô, theo dõi rùa mẹ đẻ trứng và thả rùa con về đại dương… tất cả đều thu hút đông đảo du khách, học sinh, sinh viên và các nhà khoa học. Sự quan tâm ngày càng lớn này là minh chứng rõ ràng cho hiệu quả của hướng tiếp cận bảo tồn gắn liền với phát huy giá trị tổng hòa của rừng đặc dụng - không chỉ về sinh thái và kinh tế, mà còn ở chiều sâu văn hóa, lịch sử và khoa học.

Theo thống kê, từ năm 2020 – 2025, Vườn Quốc gia Côn Đảo đã chức trên 31.000 lượt tuần tra rừng, biển; xử lý 19 vụ vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp và thủy sản; Triển khai 17 đề tài/dự án khoa học; hoàn thiện hồ sơ Danh lục Xanh IUCN; Phát triển du lịch sinh thái thu hút 184.393 lượt khách, tăng 51% so với nhiệm kỳ trước; Tổ chức tuyên truyền giáo dục môi trường cho hơn 108.000 lượt người.

Từ nay đến năm 2030, Vườn Quốc gia Côn Đảo tiếp tục tham mưu thực hiện mục tiêu phát triển Côn Đảo trở thành Đặc khu "sáng - xanh - sạch - đẹp", một khu du lịch quốc gia mang tầm quốc tế.

Từ năm 1993 đến 2022, số lượng đàn rùa con được thả về biển hằng năm đều gia tăng. Năm 1993 số lượng rùa con nở và thả về biển là 15.312 con, năm 2003 là 29.260 con, năm 2013 lên tới 108.716 con và năm 2022 là 207.237 con.

Vườn Quốc gia đã đeo thẻ cho 6.611 rùa mẹ để nghiên cứu các đặc tính sinh thái, sinh vật học, xây dựng hệ thống trại ấp, hồ ấp, cứu hộ trứng, tổ chức giám sát đẻ trứng và quản lý bãi cát đã tạo nên quy trình bảo tồn bài bản.

Vườn Quốc gia Côn Đảo là thành viên của Mạng lưới Bảo tồn rùa biển Ấn Độ Dương – Đông Nam Á (IOSEA) từ năm 2019.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày