Con đường dẫn đến thành công về mặt tài chính và nghề nghiệp không phải là một lộ trình thẳng tắp. Những bài học dưới đây được tôi tích lũy sau nhiều năm làm việc và trải qua các biến cố của cuộc sống. Suy cho cùng, cho dù bạn nhận được lời khuyên nào về cách quản lý thời gian, tận dụng sự độc đáo của cá nhân hay tìm thấy can đảm để theo con đường kiếm tiền riêng biệt, tôi khuyến khích bạn luôn cởi mở trên hành trình tìm hiểu về thành công tài chính.
Tôi cho rằng, bài học quý giá nhất thường đến từ những trải nghiệm và góc nhìn không nhất thiết có trong sách giáo khoa hay được giảng dạy ở trường. Và không bao giờ là quá muộn để bắt đầu học một thứ gì đó
1. Bạn có thể kiếm được nhiều tiền hơn khi là một doanh nhân thay vì nhân viên
Khi còn đi học, nhiều học sinh được đào tạo để trở thành nhân viên hơn là một quản lý. Các chương trình giảng dạy hiện nay được thiết kế để đào tạo ra những cá nhân có thể hòa nhập với cơ cấu doanh nghiệp, giữ thái độ “cúi đầu” và làm việc chăm chỉ để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ cấp trên giao. Mặc dù đây là con đường có giá trị và cần thiết đối với nhiều người. Song điều quan trọng là bạn nên nhận ra rằng có những con đường khác dẫn đến thành công về mặt tài chính nhanh hơn.
Tinh thần kinh doanh mang lại cho chúng ta cơ hội thoát khỏi những hạn chế của mức lương cố định và mô hình việc làm truyền thống. Bằng cách bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình hoặc theo đuổi các hoạt động đầu tư mạo hiểm hơn, bạn có tiềm năng kiếm được nhiều tiền hơn đáng kể - đôi khi gấp 10 hoặc 100 lần - so với những gì có thể có được với tư cách là một nhân viên công sở.
Ảnh minh hoạ
2. Không nên chỉ chăm chăm hoàn thành mục tiêu đúng hạn
Nhiều học sinh được giảng dạy để hình thành suy nghĩ về giá trị của họ được quy đổi dưới dạng tiền lương mỗi giờ khi làm nhân viên. Nhưng nếu bạn có thể thực hiện bước nhảy vọt để trở thành một doanh nhân, bạn có thể thiết lập một hệ thống cho phép người khác hoặc công nghệ đáp ứng các nhu cầu mang tính hệ thống và tăng lợi nhuận đúng hạn.
Để minh họa, hãy xem xét một ví dụ đơn giản. Chẳng hạn một chàng trai cung cấp dịch vụ dọn dẹp nhà cửa cho hàng xóm. Ban đầu, cậu được trả 100 ngàn đồng/giờ để quét dọn, làm vườn… thuần túy dựa trên sức lao động. Như vậy, mỗi tuần cậu có thể kiếm được 800 ngàn đồng cho 8 giờ làm việc
Tình huống này không khác nhiều so với việc trở thành một nhân viên. Bởi việc hoàn thành công việc đúng giờ bị giới hạn trong số giờ làm việc. Tuy nhiên, nếu chàng trai trẻ chấp nhận nhận thêm khách hàng và biết cách thuê những người bạn đồng trang lứa làm việc hộ mình, anh ta có thể kiếm được nhiều tiền hơn, hay nói cách khác là gia tăng mức lợi nhuận đúng hạn.
Tất nhiên, mở rộng quy mô kinh doanh đi kèm với những thách thức như kỹ năng làm việc với người khác (khách hàng và nhân viên), đầu tư vào thiết bị (chẳng hạn mua thêm nước xà phòng, máy hút bụi…), cũng như chấp nhận một số rủi ro nếu làm ăn thất bại. Tuy nhiên, bằng cách chấp nhận những khó khăn này và nỗ lực hết mình, phần thưởng đến với bạn có thể nhiều hơn.
Ảnh minh hoạ
3. Bằng cấp có thể không phải khoản đầu tư tốt nhất với tất cả mọi người
Nếu như trước đây sở hữu bằng đại học có thể là con đường truyền thống để thành công thì giờ nó đã không còn là con đường duy nhất dẫn đến sự khác biệt trong thị trường việc làm. Có hàng trăm cách để xây dựng thương hiệu cá nhân và giúp bản thân trở nên hữu dụng, độc đáo hơn và có giá trị hơn.
Giả sử bằng cấp của bạn tốn 200 triệu đồng cho tiền học phí và chi phí sinh hoạt, học bồi dưỡng thêm… để có bằng cấp, đồng thời mất bốn năm để hoàn thành. Nếu dùng tổng số tiền bạn cần trả cho những năm tháng Đại học và thời gian cho tấm bằng đó, chúng có thể gia tăng giá trị của bạn theo cách khác.
Ví dụ, viết nên một cuốn sách thành công, là chất xúc tác lớn trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân và tạo uy tín tên tuổi. Độ tin cậy mà bạn có được từ trải nghiệm này cao hơn đáng kể so với việc lấy được bằng cấp, điều này rất hiếm khi được đưa ra trong môi trường giảng dạy.
Nói đến đây không phải phủ nhận giá trị của sở hữu tấm bằng Đại học. Mà nói cách khác, bên cạnh tấm bằng cử nhân, bạn hãy thử tìm kiếm các phương pháp khác với chi phí chi phí thấp và tiết kiệm thời gian để xây dựng thương hiệu cá nhân, đồng thời tạo sự khác biệt cho bạn trong lĩnh vực của mình. Đây là điều mà bạn không nên bỏ qua, thay vì chỉ chăm chỉ đạt được số điểm cao và tấm bằng đẹp trong những năm tháng sinh viên. Chẳng hạn như, bạn nên theo đuổi các chứng chỉ, tìm kiếm sự tư vấn từ những bậc anh chị đi trước, tham gia CLB và thành lập tổ chức phi lợi nhuận…
Mặc dù bằng cấp vẫn có thể có giá trị trong một số lĩnh vực nhất định, nhưng điều quan trọng là phải khám phá những con đường thay thế có thể mang lại lợi tức đầu tư cao hơn xét về độ tin cậy được nhận thấy. Điều này cũng giúp bạn gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường lao động.
Ảnh minh hoạ
4. Sơ yếu lý lịch không quan trọng như bạn nghĩ
Trường đại học có thể dạy bạn rằng sơ yếu lý lịch của bạn là điều quan trọng nhất, nhưng chúng không chính xác.
Một người bạn của tôi gặp khó khăn khi tìm việc làm khi còn học đại học. Sau khi nộp đơn cho hơn 300 công việc, anh ấy thậm chí còn không lọt vào vòng phỏng vấn.
Vì vậy, anh ta đã tạo ra một bản lý lịch giả nói rằng anh đã tốt nghiệp một trường đại học hàng đầu với điểm trung bình 4.0 và liệt kê một loạt các chi tiết giả mạo ấn tượng khác. Mục đích chỉ để xem liệu ít nhất anh ta có thể nhận được một cuộc gọi lại hay không.
Kết quả là, sau khi điền khoảng chục đơn xin việc với bản lý lịch hoàn hảo được bịa đặt, anh ấy vẫn không nhận được bất kỳ cuộc phỏng vấn nào.
Theo kinh nghiệm của tôi, mạng lưới quan hệ và năng lực cá nhân của bạn quan trọng hơn đáng kể so với lý lịch của bạn. Nếu bạn biết tìm đúng người có thể bảo chứng cho năng lực cá nhân của bạn trước nhà tuyển dụng, bạn sẽ có cơ hội nhận được một công việc tốt, ngay cả khi bạn không có sơ yếu lý lịch tốt cho công việc đó. Bên cạnh đó, có nhiều mối quan hệ trong ngành cũng giúp bạn nhanh chóng tìm kiếm cơ hội phù hợp khi xin việc.