Bác sĩ đến chơi nhà, thấy đôi đũa trên bàn ăn thì lập tức quát to: "Sao còn chưa vứt đi?!"

Lam Phương, Theo thanhnienviet.vn 15:00 07/05/2025
Chia sẻ

Chúng ta hay quan tâm đến việc rửa tay sạch trước khi ăn để tránh vi khuẩn, nhưng ít ai để ý đến thứ được đưa trực tiếp vào miệng.

Bác sĩ đến chơi nhà, thấy đôi đũa trên bàn ăn thì lập tức quát to: "Sao còn chưa vứt đi?!"- Ảnh 1.

" Đũa này mà vẫn dùng à, sao còn chưa vứt đi? " - Đó là câu nói tôi nhận được khi một người bác làm bác sĩ ghé nhà ăn cơm. Khi cả nhà đang ngơ ngác thì bác chỉ ra rằng đôi đũa gỗ đang dùng dù nhìn qua thì sạch sẽ nhưng rất dễ trở thành nơi lý tưởng cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển, gây hại cho sức khỏe của cả gia đình.

Thực tế là những mảng đen li ti hay những chấm mốc nhỏ xíu trên đũa chính là dấu hiệu cho thấy chúng đã “ngấm bệnh”.

Bác sĩ đến chơi nhà, thấy đôi đũa trên bàn ăn thì lập tức quát to: "Sao còn chưa vứt đi?!"- Ảnh 2.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đũa sử dụng quá lâu có thể chứa nhiều loại nấm mốc gây hại, bao gồm cả aflatoxin (độc tố aflatoxin hay còn gọi là độc tố vi nấm) – chất đã được Tổ chức Y tế Thế giới xếp vào nhóm có khả năng gây ung thư gan cao.

Chưa hết, đũa mốc còn là nơi cư trú của hàng loạt vi khuẩn gây bệnh tiêu hóa như tụ cầu vàng, E.coli và có thể dẫn đến tiêu chảy, buồn nôn, ngộ độc thực phẩm. Nếu bạn thường để đũa trong môi trường ẩm thấp như tủ bếp kín hay ống đựng đũa không thoát nước thì khả năng đũa bị hỏng, mốc và phát sinh vi khuẩn sẽ cao gấp 5 lần bình thường.

Bác sĩ đến chơi nhà, thấy đôi đũa trên bàn ăn thì lập tức quát to: "Sao còn chưa vứt đi?!"- Ảnh 3.

Đũa mốc hay không 1 phần do chất liệu dễ bị mốc, nhưng phần lớn vẫn do thói quen sử dụng và bảo quản của người dùng. Ví dụ như:

- Để đũa còn ướt vào ống đựng: Nhiều người rửa xong là cất luôn khiến nước đọng lại ở đáy ống, tạo môi trường ẩm ướt lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.

- Lau đũa bằng khăn ướt hoặc khăn bẩn: Khăn lau chén bát nếu không được giặt thường xuyên sẽ chứa đầy vi khuẩn. Khi đó, thay vì làm sạch đũa, bạn lại đang khiến đũa bị “nhiễm trùng” lần hai.

Bác sĩ đến chơi nhà, thấy đôi đũa trên bàn ăn thì lập tức quát to: "Sao còn chưa vứt đi?!"- Ảnh 4.

Vậy dùng đũa sao cho đúng, để an toàn cho sức khỏe? Đây là cách sử dụng và bảo quản đũa đúng cách để luôn sạch sẽ!

1. Thay đũa định kỳ 3 tháng/lần

Dù đũa còn nhìn mới, bạn cũng nên thay mỗi 3 tháng để tránh nguy cơ tích tụ vi khuẩn. Đặc biệt là với đũa gỗ, tre thì càng dùng lâu, đũa càng bị đổi màu do hấp thụ nước và chất bẩn từ thực phẩm. Nhiều loại đũa còn có thể nhìn thấy phần mốc trắng, chấm đen bám chặt trên bề mặt và dù có rửa với xà phòng thì cũng không thể tiêu diệt hết được.

2. Không cất đũa khi còn ướt

Sau khi rửa, hãy để đũa khô hoàn toàn trước khi cho vào ống đựng. Nếu có thể, nên phơi đũa ra ngoài nắng hoặc dùng máy sấy bát để làm khô nhanh.

Bác sĩ đến chơi nhà, thấy đôi đũa trên bàn ăn thì lập tức quát to: "Sao còn chưa vứt đi?!"- Ảnh 5.

3. Thường xuyên quan sát và kiểm tra đũa

Nếu đũa xuất hiện chấm mốc, đốm màu lạ (không phải màu nguyên bản của tre/gỗ) hoặc có mùi lạ thì hãy vứt ngay chứ đừng tiếc. Tiền mua đũa không đáng bao nhiêu nhưng cái giá phải trả nếu sức khoẻ bị ảnh hưởng thì cao hơn rất nhiều đấy.

4. Xử lý đũa mới mua trước khi dùng

Khi mới mua đũa, tốt nhất là bạn nên luộc đũa trong nước sôi khoảng 30 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch để loại bỏ bụi bẩn và hóa chất có thể còn sót lại từ quá trình sản xuất, đóng gói.

5. Sử dụng ống đựng đũa có lỗ thoát nước và thông thoáng

Bác sĩ đến chơi nhà, thấy đôi đũa trên bàn ăn thì lập tức quát to: "Sao còn chưa vứt đi?!"- Ảnh 6.

Gợi ý mua: Ống đựng đũa

6. Vệ sinh cả ống đựng đũa

Ống đựng đũa nếu không được làm sạch định kỳ cũng sẽ trở thành ổ vi khuẩn. Do đó, bạn nên rửa sạch ít nhất mỗi tuần, thậm chí có thể trụng nước sôi để khử khuẩn.

Tóm lại, đũa tưởng như nhỏ bé và vô hại lại có thể âm thầm gây ra rất nhiều nguy cơ cho sức khỏe nếu bạn không chú ý. Đừng vì tiếc vài đôi đũa cũ mà đánh đổi sự an toàn của cả gia đình.

Nguồn: Sohu

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày