Hoàng Xuân, một bác sĩ chăm sóc tích cực người Đài Loan (Trung Quốc), đã chia sẻ “Hậu quả của việc không xì hơi” trên trang cá nhân của mình. Ông cho rằng tần suất xì hơi của người bình thường ở mỗi người là khác nhau, thói quen ăn uống và lối sống sẽ có những tác động khác nhau. Nếu lâu ngày bạn không xì hơi, thậm chí còn cảm thấy chướng bụng, khó chịu… nghĩa là bạn đang có vấn đề về đường tiêu hóa!
1. Xì hơi trung bình khoảng 5-15 lần một ngày
Một người trưởng thành bình thường sẽ xì hơi khoảng 5-15 lần một ngày và số lần xì hơi sẽ khác nhau ở mỗi người, tùy thuộc vào loại thực phẩm tạo ra khí trong chế độ ăn, trạng thái của hệ tiêu hóa và các yếu tố cá nhân khác.
2. Lượng xì hơi mỗi lần khoảng 10-200ml
Lượng khí trong một lần xì hơi thường rất nhỏ, khoảng 10-200ml. Lượng khí của mỗi người bị ảnh hưởng bởi sự khác biệt của cơ thể và các yếu tố chế độ ăn uống.
Bác sĩ Hoàng Xuân cũng chia sẻ, nếu nhận thấy số lượng và tần suất xì hơi của mình không tương đường với những số liệu trên, bạn có thể mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa!
- Tắc ruột
Tắc ruột xảy ra khi ruột non hoặc ruột già của cơ thể con người bị tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn, cản trở sự di chuyển của thức ăn và khí, ngăn chúng đi qua ruột một cách bình thường, có thể dẫn đến đầy hơi, đau bụng, nôn mửa và các triệu chứng khó tiêu khác.
- Viêm ruột
Viêm ruột, bao gồm bệnh Crohn và viêm loét đại tràng, có thể gây viêm ruột và ảnh hưởng đến mô ruột, cản trở việc thải khí ra ngoài. Bệnh nhân có thể cảm thấy khó chịu ở đường tiêu hóa, táo bón và đầy hơi.
- Rối loạn nhu động ruột
Còn được gọi là hội chứng ruột kích thích, nó có thể gây ra các rối loạn chức năng như cử động ruột quá nhanh hoặc quá chậm, ảnh hưởng đến việc thải khí bình thường. Có thể xảy ra các triệu chứng như táo bón mãn tính, đầy hơi và giảm lưu lượng khí.
Nếu bạn không xì hơi trong một thời gian dài và xuất hiện những triệu chứng này, bác sĩ Hoàng Xuân khuyên bạn nên đến cơ sở y tế ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị cần thiết.
Nguồn và ảnh: HK01