"Bà hoàng tái chế" gọi tên mẹ tôi: Chai nhựa không bao giờ vứt mà dùng làm 7 thứ rất tài tình

Phác Thái Anh, Theo Phụ Nữ Số 16:00 02/10/2024
Chia sẻ

Tôi rất nể phục mẹ tôi ở khoản tái chế đồ đạc, chưa từng thấy bà "bỏ rơi" bất cứ chai nhựa nào!

Tôi biết các bà các mẹ rất giàu sức sáng tạo trong việc bảo quản, tái chế đồ đạc trong gia đình. Hễ cứ là việc nhà, việc bếp núc... thì không ai có những ý tưởng tiết kiệm và tận dụng đồ đạc xịn đỉnh như họ! 

Nếu bạn không tin, hãy nhìn cách mẹ tôi nâng niu và tái sử dụng những chai nhựa rỗng. Dù là chai to hay nhỏ, tròn vuông hay méo mó, mẹ tôi cũng không bao giờ vứt món "bảo bối" này đi, bà luôn có cách sử dụng khéo léo để biến chúng từ món "vô tri" thành vật dụng hữu ích.

1. Bể cá mini

Tôi luôn muốn có bể cá trong nhà nhưng mẹ tôi lúc nào cũng gạt phăng ý định này, bà cho rằng mua bể cá phí tiền. Nhưng mẹ vẫn chú ý đến sở thích nuôi cá của tôi, vậy nên bà đã chế tạo 1 chiếc bể cá mini để tôi có thể thỏa mãn đam mê. 

Điều bất ngờ là bể cá ấy được chế tạo từ chai nhựa rỗng, mà cụ thể là chai nhựa có dung tích 10L.

"Bà hoàng tái chế" gọi tên mẹ tôi: Chai nhựa không bao giờ vứt mà dùng làm 7 thứ rất tài tình- Ảnh 1.

Lúc đầu tôi thấy "hoài nghi nhân sinh" nhưng sau đó lại thấy bể cá mini mà mẹ tôi làm trông cũng hay ho ra phết. Bà cũng có cách bày biện khéo léo nên nhìn vô cùng hợp lý.

"Bà hoàng tái chế" gọi tên mẹ tôi: Chai nhựa không bao giờ vứt mà dùng làm 7 thứ rất tài tình- Ảnh 2.

Cách thực hiện không khó, bạn chỉ cần chuẩn bị một chai nhựa dung tích 10L và một số viên đá cuội. Sau đó dùng bút đánh dấu đường cắt, lưu ý là công đoạn này bạn có thể linh hoạt điều chỉnh dáng miệng bể tùy sở thích và thẩm mỹ. Sau khi cắt bỏ phần chai nhựa đánh dấu để tạo miệng bể, bạn cho lần lượt đá cuội, đá suối trang trí và bùn thủy sinh vào chai nhựa này.

"Bà hoàng tái chế" gọi tên mẹ tôi: Chai nhựa không bao giờ vứt mà dùng làm 7 thứ rất tài tình- Ảnh 3.

Cuối cùng là đổ thêm nước, trồng thêm cây và nuôi cá. Nếu không thích thả cá vào, bạn vẫn có thể dùng để trồng cây thủy sinh, làm đẹp cho không gian phòng khách.

"Bà hoàng tái chế" gọi tên mẹ tôi: Chai nhựa không bao giờ vứt mà dùng làm 7 thứ rất tài tình- Ảnh 4.

2. Dùng làm chậu ngâm chân


Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng chai nhựa lại có thể dùng làm chậu ngâm chân, nhưng không gì là không thể với mẹ tôi! Lần ấy chân tôi bị tê mỏi kinh khủng, tôi chỉ muốn ngâm chân thư giãn nhưng trong nhà lại không có xô chậu lớn. Thế là mẹ tôi đã nghĩ ra ý tưởng dùng chai nhựa làm chậu ngâm!

"Bà hoàng tái chế" gọi tên mẹ tôi: Chai nhựa không bao giờ vứt mà dùng làm 7 thứ rất tài tình- Ảnh 5.


Tất cả những gì bạn cần làm đó là cắt phần đầu chai sao cho kích thước đủ lớn để có thể xỏ chân vào. Yên tâm là chai nhựa sẽ không bị biến dạng vì nước ngâm chân chỉ cần ấm nóng khoảng 40 - 50 độ C.

"Bà hoàng tái chế" gọi tên mẹ tôi: Chai nhựa không bao giờ vứt mà dùng làm 7 thứ rất tài tình- Ảnh 6.

Vào mùa đông, nếu sợ nước nhanh nguội, bạn có thể dùng chăn hoặc khăn để quấn bao phủ ở ngoài, đảm bảo nước ngâm sẽ giữ được độ ấm lâu nhất có thể.

"Bà hoàng tái chế" gọi tên mẹ tôi: Chai nhựa không bao giờ vứt mà dùng làm 7 thứ rất tài tình- Ảnh 7.

3. Bảo quản túi đựng rác

Túi đựng rác nhà tôi là dạng cuộn, bình thường đã dễ xé rồi nhưng nếu có chỗ đựng cố định thì càng tiện hơn. Thế là mẹ tôi nghĩ ra mẹo hay, đó là dùng chai nhựa để thiết kế thành ống đựng xịn xò. 

"Bà hoàng tái chế" gọi tên mẹ tôi: Chai nhựa không bao giờ vứt mà dùng làm 7 thứ rất tài tình- Ảnh 8.

Mẹ tôi lấy 1 chai nước khoáng sau đó cắt phần trên để làm nơi đựng túi rác, dùng thêm keo gắn nó cố định vào thành tủ.

"Bà hoàng tái chế" gọi tên mẹ tôi: Chai nhựa không bao giờ vứt mà dùng làm 7 thứ rất tài tình- Ảnh 9.

Sau đó tiếp tục rạch 1 đường ở thân chai để tạo khe hở, giúp việc lấy túi rác trở nên vô cùng nhanh chóng.

Không chỉ túi đựng rác mà túi nhựa và màng bọc thực phẩm ở nhà tôi cũng được cất giữ bằng cách này. Tôi thấy chúng thật sự hữu ích, vừa gọn gàng vừa tiết kiệm thời gian.

"Bà hoàng tái chế" gọi tên mẹ tôi: Chai nhựa không bao giờ vứt mà dùng làm 7 thứ rất tài tình- Ảnh 10.

4. Bảo quản đồ lặt vặt

Trong số nghìn lẻ cách tận dụng chai nhựa của mẹ tôi, thú thật là cách nào tôi cũng thấy hữu dụng!

Mẹ tôi không bao giờ vứt bỏ chai nhựa cũ, bà sẽ giữ lại và chọn lọc kích thước. Với những chai vừa vặn để vào trong cánh tủ lạnh, mẹ tôi sẽ cắt tỉa phần đầu chai để biến chúng thành hộp đựng đa năng, dùng để đựng các loại thực phẩm như trứng, rau củ, đồ ăn vặt...

"Bà hoàng tái chế" gọi tên mẹ tôi: Chai nhựa không bao giờ vứt mà dùng làm 7 thứ rất tài tình- Ảnh 11.


Bạn thấy đấy, chúng được sắp xếp rất gọn gàng và đẹp mắt, chắc chắn sẽ đỡ được 1 khoản phí mua hộp đựng chuyên dụng.

"Bà hoàng tái chế" gọi tên mẹ tôi: Chai nhựa không bao giờ vứt mà dùng làm 7 thứ rất tài tình- Ảnh 12.

Trong phòng tắm, mẹ tôi chế tạo ra hộp đựng kem đánh răng siêu tiện ích mà chẳng tốn 1 xu. Cũng tương tự như hộp đựng đồ trong tủ lạnh nhưng với thiết kế này, mẹ tôi cắt tỉa tinh tế hơn để chúng có thể treo tường tiện lợi.

"Bà hoàng tái chế" gọi tên mẹ tôi: Chai nhựa không bao giờ vứt mà dùng làm 7 thứ rất tài tình- Ảnh 13.


5. Móc phơi tất

Tôi nghĩ ngoại trừ mẹ tôi, chẳng ai có thể nảy ra ý tưởng dùng chai nhựa để làm nơi ... phơi tất!

"Bà hoàng tái chế" gọi tên mẹ tôi: Chai nhựa không bao giờ vứt mà dùng làm 7 thứ rất tài tình- Ảnh 14.

Phương pháp này rất đơn giản, bạn chỉ cần cắt nửa dưới của chai nhựa, giữ lại nửa trên (phần có nắp và quai cầm), sau đó đục các lỗ nhỏ để làm nơi đựng móc treo. Chỉ vậy thôi là bạn đã hoàn thành chiếc giá treo tự chế xịn xò, nhìn khá độc đáo chứ không đến nỗi xấu xí đâu!

6. Thùng rác nhà bếp

Cứ mỗi lần chế tạo thành công 1 món đồ nào đó từ chai nhựa là mẹ tôi lại cảm thấy yêu đời hơn hẳn. Lần này, bà ấy khoe thành quả biến chai nhựa thành thùng rác xịn cho nhà bếp. Mẹ tôi đã cắt chai nhựa thành hai phần như ảnh minh họa, mục đích là để kẹp chúng dễ dàng vào thành tủ ngay cạnh kệ bếp. Thế là hoàn thành xong thùng rác tự chế rồi đó!

Thiết kế này rất tiện vì chai nhựa có khả năng chống nước và chấm bụi bẩn khá tốt. Nếu áp dụng, bạn nhớ lót thêm 1 lớp túi nilon để đựng rác chứ đừng vứt trực tiếp vào chai nhựa!

"Bà hoàng tái chế" gọi tên mẹ tôi: Chai nhựa không bao giờ vứt mà dùng làm 7 thứ rất tài tình- Ảnh 15.

7. Hộp đựng xà phòng

Mẹ tôi có cách bảo quản xà phòng từ chai nhựa siêu hợp lý. Bà sẽ cắt đôi chai nhựa ra, sau đó úp ngược phần đầu chai vào phần thân chai như hình minh họa. Mục đích là để tạo độ cao và thiết kế rãnh thoát nước, giúp xà phòng không bị đọng nước sau mỗi lần sử dụng.

"Bà hoàng tái chế" gọi tên mẹ tôi: Chai nhựa không bao giờ vứt mà dùng làm 7 thứ rất tài tình- Ảnh 16.

"Bà hoàng tái chế" gọi tên mẹ tôi: Chai nhựa không bao giờ vứt mà dùng làm 7 thứ rất tài tình- Ảnh 17.

Nguồn: Sohu

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày