Áp lực trong tình yêu khi đối phương thành công hơn mình: Ai kiếm nhiều tiền hơn sẽ có quyền ra lệnh?

Thảo Uyên, Theo Trí Thức Trẻ 16:49 03/07/2022

Mối quan tâm nhức nhối: tình yêu chênh lệch “kèo trên” - “kèo dưới” - sẽ là chủ đề được tranh luận với hai luồng quan điểm vô cùng đối lập nhưng cực kỳ “mặn mà” của hai khách mời Ngọc Thanh Tâm và Andrew trong tập 8 Naked Love - Trần Tình mùa 2.

Trong mối quan hệ của hai người đang yêu nhau, hẳn có ít nhất một lần người trong cuộc dù nữ hay nam từng bị người ngoài nhìn vào phán xét gọi một trong hai là “kèo trên” hoặc “kèo dưới”. Điều này bắt nguồn từ góc nhìn của con người mặc định cứ đàn ông là phải trên cơ và phụ nữ là phải dưới cơ. Đàn ông mạnh mẽ sẽ là người kiếm tiền và gánh vác gia đình còn phụ nữ là phái yêu, chuyên lo việc nội trợ, chăm sóc con cái. Nếu có trường hợp nào đi ngược lại, sẽ bị coi là điều lạ và trở thành tiêu điểm bàn tán của những chiếc “camera chạy bằng cơm”.

Tuy ở xã hội ngày nay mọi thứ đã bình đẳng hơn: phụ nữ có thể làm lãnh đạo và đàn ông có thể làm nội trợ. Nhưng trong tình yêu, vẫn còn tồn tại những nguyên tắc ngầm về chuyện kèo trên - kèo dưới. Chưa hẳn có sự bình đẳng. Và một trong hai phái đều có áp lực của riêng mình.

Trong tập 8 Naked Love - Trần Tình mùa 2 - “Khi yêu một người đàn ông "kèo dưới"...” với khách mời là nữ diễn viên Ngọc Thanh Tâm cùng YouTuber Andrew Bay Bổng, mọi người sẽ cùng chia sẻ góc nhìn của mình về vấn đề “trên cơ” - “dưới cơ” trong tình yêu.


Naked Love (Trần Tình) #8: Ngọc Thanh Tâm - Andrew Bay Bổng bàn luận về những áp lực khi yêu người đàn ông "kèo dưới"

Kèo trên và kèo dưới trong tình yêu

Để định nghĩa thế nào là “kèo trên” và “kèo dưới”, hẳn mọi người sẽ có những tiêu chuẩn khác nhau, nhưng để đánh giá một người có “dưới cơ” hay không chủ yếu dựa trên tiêu chí địa vị xã hội và tài chính của họ - người chi nhiều hơn và cho nhiều hơn.

Định kiến xã hội có thể thay đổi trở về thành người đàn ông có thể làm hậu phương cho phụ nữ

Bên cạnh đó, tiếng nói trong tình yêu cũng là điều quyết định vị trí của một người. Theo Ngọc Thanh Tâm, bạn chỉ cần ngồi xuống và trò chuyện với một cặp đôi, lắng nghe cách họ nói chuyện với nhau là có thể biết ai là người đóng vai trò quan trọng hơn. Khi một cặp đôi trao đổi với nhau, bạn sẽ nghe được một người nói với câu mệnh lệnh và một người nghe thôi, không cãi lại. Khi ấy bạn sẽ biết được rằng ai là người có sức ảnh hưởng trong mối quan hệ.

Ngoài ra, việc ai cần ai hơn cũng có thể xác định được kèo trên kèo dưới. "Trong tình yêu rất khó để tình yêu của hai người cân bằng với nhau, sẽ có một người cần người kia hơn và người dưới cơ là người cần đối phương." - Andrew chia sẻ.

Áp lực “kèo trên” - “kèo dưới” trong tình yêu: Khi đối phương thành công hơn mình - Ảnh 3.

2 cực trái dấu thì hút nhau và tình yêu cũng thế. Có những người phụ nữ thường nhỏ nhẹ mềm mỏng sẽ thu hút những người đàn ông mạnh mẽ hơn nhưng cũng sẽ có trường hợp ngược lại. Có người phụ nữ sẽ thuộc tuýp tự lập, không hẳn là thu hút người nam yếu thế hơn mà thu hút những người đàn ông có sự bình tĩnh hơn, hoặc có khi hơi có sự nữ nhẹ (nhỏ nhẹ, ân cần, dịu dàng hơn). Như vậy không nghĩa là ai là kèo dưới mà là tìm được người phù hợp, bù trừ cho nhau.

Áp lực “kèo trên” - “kèo dưới” trong tình yêu: Khi đối phương thành công hơn mình - Ảnh 4.

Bởi vậy mới nói, không hẳn trên kèo là người nam và dưới kèo dưới là người nữ. Hiện tại, thời đại thay đổi, cách nhìn của con người cũng dần khác biệt hơn. Người đàn ông có thể trở về làm hậu phương, người phụ nữ có thể mạnh mẽ, làm việc và trau dồi bản thân miễn sao họ thấy hạnh phúc trong chuyện đó là được. Không phải cứ đàn ông rửa chén quét nhà là “kèo dưới”, hay phụ nữ thích xông pha là “kèo trên” và ngược lại. Quan trọng là họ thấy mình là ai trong một mối quan hệ.

Áp lực “kèo trên” - “kèo dưới” trong tình yêu: Khi đối phương thành công hơn mình - Ảnh 5.

Áp lực của người đàn ông “kèo dưới” và người phụ nữ “kèo trên”

Tuy nhiên, việc thay đổi vị trí của đàn ông và phụ nữ cũng sinh ra áp lực không kém cho đôi bên. Khi người đàn ông từ “kèo trên” xuống “kèo dưới” sẽ có những áp lực vô hình như luôn có cảm giác tự ti, mặc cảm và bất an trong một mối quan hệ. Điều này có thể xảy ra khi họ nhận thấy mình không chăm lo được cho người con gái mình yêu, tự ti về năng lực, sợ người yêu sẽ dễ dàng bỏ mình để yêu một người đàn ông tốt hơn, cảm giác bị bất lực vì thua kém.

Có phải chính lòng tự trọng là thứ khiến người đàn ông không thoải mái khi tiến vào một mối quan hệ

Và khi người phụ nữ đóng vai trò “kèo trên” lại mang trong mình những áp lực như áp lực vì phải cố cân bằng sự chênh lệch giữa hai người, áp lực vì sự độc lập của mình. Khi người phụ nữ tự làm được mọi thứ, họ khó có thể tạo điều kiện để người đàn ông che chở bảo vệ. Điều đó vô hình trung đẩy mối quan hệ của cả hai ra xa nhau hơn.

Là một người có kinh nghiệm từng là “kèo trên”, Ngọc Thanh Tâm chia sẻ quan điểm khi đàn ông trong trạng thái “kèo dưới” rằng, khi họ có cái tôi quá lớn họ sẽ dễ dàng khó chịu và mặc cảm với cái nhìn của người khác. Điều đó sẽ khiến mối quan hệ hai người gặp vướng mắc, dễ gây gổ và khó khăn trong việc giải quyết vấn đề.“Người đàn ông mặc cảm, thường có suy nghĩ riêng mà mình không biết họ đang nghĩ gì.” - cô nói.

Vì vấn đề tự ti khi là “kèo dưới”, nhiều người đàn ông thường có tham vọng tìm lại cái tôi của mình, tìm lại vị trí của mình trong gia đình. Dẫn đến việc vì thấy mặc cảm mà ngoại tình, đi tìm cảm giác đàn ông tạm thời. Khi họ không biết điều chỉnh lại suy nghĩ của chính bản thân thì kết quả tình yêu sẽ đi vào ngõ cụt và tan vỡ.

Áp lực “kèo trên” - “kèo dưới” trong tình yêu: Khi đối phương thành công hơn mình - Ảnh 7.

Vậy khi người đàn ông là “kèo dưới”, họ phải làm thế nào để giữ vững mối quan hệ của mình? Trong tình huống người đàn ông không thể che chở cho người phụ nữ mình yêu, họ cần đi làm nhiều hơn, mở mang tư duy nhiều hơn. Hãy nhìn cuộc sống bằng con mắt tích cực, không quá nặng nề. Hãy biết rằng, trong một mối quan hệ sự hạnh phúc của đối phương mới là thứ quan trọng chứ không phải là sự sợ hãi từ ánh nhìn của người khác. Nếu không bảo vệ được người mình yêu về mặt tài chính thì hãy bù đắp cho họ ở mặt cảm xúc.

Áp lực “kèo trên” - “kèo dưới” trong tình yêu: Khi đối phương thành công hơn mình - Ảnh 8.

Bên cạnh đó, áp lực của người phụ nữ khi là “kèo trên” cũng không hề kém cạnh. Không những phải chăm lo cho mối quan hệ của cả hai, họ còn phải quan tâm đến cảm xúc của người đàn ông như thế nào, làm sao để họ đừng mặc cảm… Vậy nên, để mối quan hệ cân bằng, hai bên không bị áp lực thì dù là nam hay nữ, “trên cơ” hay “dưới cơ”, chúng ta đều phải chia sẻ suy nghĩ và cố gắng vì đối phương.

Như Ngọc Thanh Tâm chia sẻ: “Đôi khi mình thấy tội nghiệp đàn ông khi người phụ nữ của họ không thật sự cần những gì quá to lớn, nhưng vì gặp phải định kiến xã hội họ nghĩ này nghĩ kia mà không biết rằng đôi khi với người phụ nữ chỉ có họ là đủ. Người đàn ông cái tôi lớn không thể phá vỡ định kiến dẫn đến mặc cảm. Cũng tội nghiệp người phụ nữ vì phải làm sao cho người đàn ông đừng mặc cảm, nhưng làm sao được vì mặc cảm từ trong con người mình, người đối diện làm thay đổi được. Điều quan trọng là người đàn ông có phá vỡ được suy nghĩ trong đầu hay không”.

Đôi khi đàn ông không nói chuyện và che giấu cảm xúc, lâu dần điều đó sẽ khiến cả hai không tìm được tiếng nói chung. Muốn người khác thay đổi vì mình trong mối quan hệ là sự ích kỷ, không hợp lý. Hãy tìm cách nói chuyện và giải quyết vấn đề bởi sự căng thẳng có thể dẫn đến cái kết không đến đâu.

Áp lực “kèo trên” - “kèo dưới” trong tình yêu: Khi đối phương thành công hơn mình - Ảnh 9.

Tạm kết

Không có ai phù hợp với ai 100% cả, muốn mối quan hệ dài lâu mình cần tự điều chỉnh cùng nhau hòa hợp với đối phương. Chỉ cần cùng nhau thấy đủ thì cho dù người này có “kèo dưới” một chút nhưng gặp nhau vẫn thấy vui, vẫn thấy hạnh phúc thì sẽ không có vấn đề gì xảy ra cả.

Để người “kèo dưới” không thấy mặc cảm, “kèo trên” cũng cần cố gắng trò chuyện, nâng cái tối của đối phương lên, tìm điểm tốt của họ mà mình không có. Những điều đặc biệt sẽ khiến họ tự hào.

“Đổi ngược lại, đối phương cũng phải biết tiếp thu. Mình lên là chất xúc tác để họ thấy họ có điểm tốt, không cần thấy mặc cảm, những cái đó chỉ do xã hội, chứ người trong cuộc không quan tâm. Hãy cho họ thấy mình trân trọng, và mòn cùng đóng góp để kéo mối quan tâm lâu dài.” - Ngọc Thanh Tâm chia sẻ.

Trần tình (Naked Love) - talkshow "trần tình" thẳng thắn về những tranh cãi trong tình yêu của người trẻ hiện đại, tạo cơ hội cho những người trẻ có lối sống và suy nghĩ khác với số đông được chia sẻ trải nghiệm và góc nhìn của mình. Chương trình được phát sóng vào 20h00 tối thứ 7 hàng tuần trên ứng dụng Kenh14.

https://kenh14.vn/ap-luc-trong-tinh-yeu-khi-doi-phuong-thanh-cong-hon-minh-ai-kiem-nhieu-tien-hon-se-co-quyen-ra-lenh-20220701171731454.chn