Hiện tại đang là thời điểm rươi vào mùa, do đó, nhiều người cũng tranh thủ để ăn loại thực phẩm này. Rươi chỉ xuất hiện vào khoảng tháng 9 âm đến tháng 11 âm nên ai cũng muốn tranh thủ. Mặc dù vậy, loại thực phẩm này chưa chắc đã an toàn với bạn. Liệu bạn có biết ăn rươi an toàn cần đảm bảo tiêu chí nào, nhất là khi đây cũng là một vị thuốc trong Đông y? Một số lưu ý quan trọng khi ăn rươi là điều bạn cần ghi nhớ:
Sự kết hợp giữa rươi và vỏ quýt được lưu truyền từ lâu trong dân gian. Trong Đông y, rươi và vỏ quýt có đặc tính tương tự nhau, hoàn toàn có thể kết hợp với nhau để món ăn có hương thơm độc đáo, đặc biệt là có thể loại bỏ độc tố tiềm ẩn trong rươi, giúp món ăn trở nên an toàn hơn.
Sự kết hợp giữa rươi và vỏ quýt được lưu truyền từ lâu trong dân gian
Theo TS Phạm Duệ (Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai), rươi là thực phẩm giàu đạm. Nhưng không giống với thịt lợn, thịt bò, đạm trong rươi có nhiều chất khác nên nguy cơ dị ứng cực cao. Khi ăn rươi, cơ thể sẽ hấp thu lượng đạm cho một dị nguyên, ngấm vào ruột, máu, gây phản ứng cho cơ thể.
Đối với những người có cơ địa dị ứng, giới chuyên gia cảnh báo đặc biệt cần cẩn trọng khi ăn rươi. Nhiều năm trước, chúng ta cũng có ghi nhận nhiều trường hợp dị ứng do ăn rươi nên không được chủ quan.
Chuyên gia khuyên, nên đến bệnh viện ngay nếu xuất hiện các dấu hiệu như khó thở, mắt mặt sưng híp lên, nôn… sau khi ăn rươi. Tránh tự sơ cứu tại nhà đề phòng sốc phản vệ, dẫn đến tử vong nhanh chóng. Nếu từng có tiền sử ngộ độc thức ăn, dị ứng sau khi ăn rươi, tốt nhất không ăn món này vào những lần sau.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, vì rươi rất giàu đạm nên bà bầu không nên đụng đến món này. Nếu ăn, mẹ bầu có thể bị khó tiêu, sình bụng, không có lợi cho tiêu hóa. Từ đó ảnh hưởng không tốt đến em bé.
Vì rươi rất giàu đạm nên bà bầu không nên đụng đến món này.
Còn đối với trẻ nhỏ, do hệ tiêu hóa còn non nớt tuyệt đối không được cho trẻ ăn rươi nhiều một lúc. Tốt nhất, mẹ chỉ nên cho bé ăn từng chút một để thử phản ứng của con với món ăn. Khi ăn rươi chỉ cho trẻ ăn lượng ít. Nếu có dấu hiệu bất thường cần dừng ngay lại, nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ ngay.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), rươi cũng như các loài nhuyễn thể nói chung ở môi trường đáy nước, bùn cát thường dễ nhiễm chất độc từ môi trường sống. Chúng là những vật trung gian có thể gây bệnh như Salmonella, E.coli, gây tiêu chảy, đường ruột nếu chế biến không cẩn thận, đúng cách. Do đó, khâu chế biến sạch sẽ, đúng cách được nhấn mạnh hàng đầu khi ăn rươi an toàn.
Rươi cũng như các loài nhuyễn thể nói chung ở môi trường đáy nước, bùn cát thường dễ nhiễm chất độc từ môi trường sống.
Ngoài ra, khi sơ chế, bạn cũng cần chú ý loại bỏ những con rươi đã chết vì chúng dễ sinh độc tố, gây tiêu chảy cấp, đau đầu, choáng váng cho người ăn phải.
Để di chuyển rươi đến những khu vực thành phố, nhiều thương gia sẽ phải chọn hình thức cấp đông. Khâu này cần đảm bảo vệ sinh. Rươi được cấp đông phải đảm bảo tươi sống. Do đó, khi mua rươi về ăn cần chú ý mua tại những cửa hàng uy tín, tránh mua phải rươi chết, rươi nhiễm độc.
Khi mua rươi, mẹ nội trợ nên chú ý chọn những con rươi có kích cỡ lớn, mập mạp, màu đỏ, ngọ nguậy linh hoạt. Đây là những con rươi còn sống và tươi ngon nhất. Thông thường những con rươi to khỏe nhất sẽ nằm ở phía trên, còn những con rươi bị nằm phía dưới dễ bị đè vỡ bụng, đã có mùi tanh, ăn sẽ kém ngon hơn.
Để nhận biết rươi không ngon, rươi sắp chết, cần chú ý rươi sẽ có đặc điểm thân nhỏ, rất gầy, có màu, bò yếu hoặc ít khi động đậy.
Sau khi chọn được rươi ngon mang về, cần chú ý thả rươi vào chậu nước, dùng tay hoặc đũa đẩy nhẹ để rươi khỏi bị vỡ bụng, khi rửa chú ý nhặt sạch rác, rửa khoảng 3 lần cho sạch bùn.