Nhiều người ăn quá nhiều do những cơn đói giả mà không hề biết. Chia sẻ trên trang facebook cá nhân của mình, bác sĩ Yang Zhiwen (trưởng khoa Y học gia đình của bệnh viện Đài Trung - Trung Quốc) cho biết về trường hợp một kỹ sư 46 tuổi. Anh ta cao 169cm, nặng 95kg và thường xuyên đói. Anh lo lắng việc mình ăn nhiều liệu có liên quan đến bệnh tiểu đường hay không vì anh có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường và thừa cân.
Kết quả kiểm tra cho thấy anh không mắc bệnh tiểu đường, nhưng lại thừa cân, huyết áp cao và thậm chí bị đột quỵ. Bác sĩ Yang nói rằng, sau khi hỏi về chế độ ăn uống, người đàn ông này cho biết, anh ăn 5-6 bữa một ngày. Cho dù đã ăn no vào 3 bữa chính nhưng cơn đói luôn đến sớm, vì thế anh ăn vặt liên tục. Hóa ra nguồn cơn đói của anh đến từ việc ăn quá nhiều lần, dẫn đến lượng đường trong máu biến động nhanh chóng và não ở trạng thái tiêu hao năng lượng cao. Từ đó phát ra tín hiệu đói giả để khiến anh ăn nhiều thức ăn hơn.
Đói giả là cảm giác thèm ăn xuất hiện mặc dù dạ dày của bạn không thực sự trống rỗng. Nó có thể khiến bạn có xu hướng ăn uống quá mức, dẫn đến tăng cân và các vấn đề sức khỏe khác.
BS Yang đánh giá rằng, cân nặng của người đàn ông do hai yếu tố là chế độ ăn uống và căng thẳng gây ra. Đầu tiên là ăn uống thường xuyên, vì mỗi bữa ăn đều kích thích tiết insulin nên lượng đường trong máu thường lên xuống nhiều lần. Thứ hai, thời đại ngày nay, hầu hết mọi người làm việc ở môi trường áp lực cao, nếu không được điều tiết, não sẽ ở trạng thái tiêu thụ năng lượng cao trong một thời gian dài, và nó sẽ phát ra tín hiệu đói giả để khiến mọi người ăn nhiều thức ăn hơn.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng giả đói có liên quan đến những thay đổi trong phản ứng insulin và ghrelin. Một nghiên cứu trên Tạp chí Nội tiết lâm sàng & Chuyển hóa cho thấy khi lượng đường trong máu giảm nhanh sau bữa ăn, não sẽ kích hoạt tín hiệu đói, ngay cả khi cơ thể không cần thức ăn.
1. Uống một ly nước và chờ đợi: Khi cảm thấy đói, hãy bắt đầu với một ly nước và đợi khoảng 10 đến 15 phút, vì thiếu nước có thể bị não hiểu nhầm là đói. Nếu cơn đói biến mất, điều đó có nghĩa là bạn chỉ khát và cơ thể đang bị mất nước.
2. Tăng lượng thực phẩm giàu chất xơ: Chọn thực phẩm giàu chất xơ như rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu... để có thể kéo dài cảm giác no và ngăn cơ thể gửi tín hiệu đói quá nhanh. Thực phẩm giàu chất xơ cũng có thể ổn định biến động lượng đường trong máu, làm giảm sự xuất hiện của giả đói.
3. Điều chỉnh thói quen của bạn và ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ sẽ gây ra sự gia tăng bài tiết ghrelin, ức chế sự tiết leptin và khiến mọi người cảm thấy đói. Duy trì một thói quen tốt và ngủ đủ giấc có thể giúp cân bằng hormone, giảm tần suất đói giả.
Bạn muốn biết mình thực sự đói hay đói giả, hãy làm theo ba mẹo trên. Để não không phát ra tín hiệu đói giả, hãy tìm hiểu cách ăn uống đúng đắn, ngủ phải đủ, giảm căng thẳng cuộc sống... Có như vậy cơ thể và tâm trí mới cân bằng, ngày càng khỏe mạnh hơn.
Cơn đói thật: Xuất hiện từ từ, cảm giác đói lan tỏa khắp cơ thể, bạn cảm thấy mệt mỏi, khó tập trung.
Cơn đói giả: Xuất hiện đột ngột, cảm giác đói tập trung chủ yếu ở vùng bụng, thường đi kèm với cảm giác thèm một loại thức ăn cụ thể.