(Ảnh: traveller.com.au)
Lukla luôn có mặt trong danh sách những sân bay hiểm trở nhất hành tinh, nơi xuất phát của những chuyến bay ngắm toàn cảnh đỉnh Everest.
Nó nằm cheo leo giữa những dãy núi tuyết lạnh giá, đôi khi còn mất điện đột ngột nên phi công phải ứng biến nhanh. Thời tiết xấu và đường băng ngắn cũng là những yếu tố tăng mức độ cảm giác mạnh. Tại điểm cuối cùng của đường băng, máy bay sẽ đối diện với vách núi dựng đứng, còn ngay phía dưới là vực sâu 600m đem lại khoảnh khắc thót tim cho mọi hành khách.
Cất cánh
Hạ cánh
Chuyến bay Summit Air 409 hạ cánh thất bại, chưa tới đường băng thì rơi xuống vực, khiến cơ trưởng và cơ phó thiệt mạng; tiếp viên hàng không may mắn sống sót (tháng 5/2017).
(Ảnh: Getty)
Lại một sân bay nằm vắt vẻo trên núi nhưng lần này là ở Honduras - một quốc gia Trung Mỹ. Việc hạ cánh xuống sân bay Toncontín cực kì phức tạp, độ khó dành cho phi công có thể sánh ngang với lái máy bay quân sự.
Cụ thể, họ phải bẻ lái bất ngờ để vòng xuống phía thung lũng - nơi sân bay tọa lạc. Điều kiện thời tiết xấu và gió giật mạnh có thể gây cản trở lớn. Nhưng ngay cả lúc đó, phi công cũng ít có sự lựa chọn nào khác ngoài việc đáp máy xuống vị trí hoàn hảo, không lệch khỏi đường băng vốn có độ dài khiêm tốn. Đến lúc máy bay hạ cánh, du khách chưa kịp hoàn hồn thì đã được chào đón bởi các nhân viên an ninh có trang bị súng máy!
Đường băng rất ngắn dưới thung lũng (Ảnh: summitpost)
Có ít nhất 11 tai nạn máy bay khi hạ cánh xuống Toncontín, vụ nghiêm trọng nhất vào năm 1989. Đến tháng 5/2018, cũng có chiếc máy bay tư nhân khởi hành từ Texas (Mỹ) gặp nạn ở sân bay Toncontín. Nó gãy làm đôi và rơi xuống đường dây điện, khiến 50.000 người xung quanh mất điện. Điều thần kì là có ít nhất 6 người Mỹ trên máy bay bị thương nhưng tất cả hành khách và phi hành đoàn đều may mắn sống sót.
Sân bay Paro chỉ cấp phép cho 17 phi công giàu kinh nghiệm hạ cánh xuống vào ban ngày, ở độ cao gần 5.500m. Do khuất sau nhiều rặng núi nên Paro chỉ hiện ra vào những phút cuối cùng, khi máy bay đã thực hiện cú rẽ 45 độ rồi đáp nhanh xuống đường băng. Có 1 thời điểm mà đuôi máy bay hạ xuống mức rất thấp so với những mái nhà đỏ trên sườn núi. Kỳ thực, đó cũng là các dấu mốc giúp phi công xác định phương hướng.
Một chiếc máy bay đang đỗ khuất lấp trong không gian xanh ngắt (ảnh: yatra.com)
Nhưng khi máy bay đã tiếp đất an toàn, mọi hành khách sẽ cùng vỗ tay tán thưởng, rồi họ được chìm đắm trong không khí mát mẻ trong lành, nhìn ra sân bay được xây dựng theo lối kiến trúc đền chùa độc đáo. Đó là một trải nghiệm tuyệt vời, theo cây bút của tờ Forbes nói là "xứng đáng để mạo hiểm".
Sân bay này có tên chính thức là Juancho E. Yrausquin và nó sở hữu 1 trong những đường băng thương mại ngắn nhất thế giới (chưa tới 400m).
Sân bay Saba chỉ dành cho những phi công lão luyện và can đảm nhất, khi họ phải trải qua những vách đá dựng đá, rặng núi cheo leo và một bờ đất nhô ra hiểm trở. Vượt qua hết những chướng ngại đó, sân bay đột ngột hiện ra để máy bay đáp xuống ngay lập tức.
(Ảnh: Wikipedia, YouTube, Saba Government)
Những hành khách từng bay đến Saba, họ cho biết sẽ đi phà trong lần tiếp theo ghé thăm hòn đảo này, khởi hành từ hòn đảo lân cận St. Maarten.
Từ St. Maarten (đảo to ở trên) đến Saba có thể đi bằng phà nhưng làm sao tới được St. Maarten? Câu trả lời ngay bên dưới.
Vì sân bay Saba quá đáng sợ nên nhiều du khách lựa chọn việc đi phà từ đảo láng giềng St. Maarten. Có ai ngờ, hòn đảo này lớn hơn nhưng việc đáp máy bay xuống cũng gian truân không kém.
(Ảnh: St Martin St Maarten)
Với tên gọi sân bay Công chúa Juliana, "nàng công chúa" này nằm cạnh một bãi biển công cộng và chỉ hiện ra khi nước triều rút. Trong khoảng thời gian giới hạn đó, máy bay phải nhanh chóng đáp xuống, vượt qua những đợt gió thét gào của đại dương và những lời trầm trồ của du khách tắm nắng trên bãi biển. Tất cả tạo nên trải nghiệm "độc nhất vô nhị" nhưng cũng rất nguy hiểm.
(Ảnh: Aviation Jobs)
Tháng 7/2017, một du khách 57 tuổi người New Zealand khi đứng trong khu vực cấm tiếp cận gần sân bay, đã bị luồng khí phản lực của một chiếc Boeing nhấc bổng lên. Hậu quả là cô rơi đập đầu xuống đất và qua đời tại bệnh viện.
Lớp băng đó dày khoảng 4 inch (hơn 10cm). Sân bay này nằm gần trạm nghiên cứu McMurdo do Mỹ xây dựng. Đáng ngạc nhiên hơn, sân bay tọa lạc bên trên một hòn đá núi lửa khổng lồ đã nguội lạnh, lí do vì nó khá trống trải, bằng phẳng.
(Ảnh: Travel + Leisure)
"Đường băng bằng băng" (Ice Runway) ở Nam Cực chỉ có thể tiếp cận vào mùa hè, do vào mùa đông thì trời tối đen suốt 24 giờ. Ngay cả mùa hè cũng có thể gặp những đợt tuyết giăng trắng xóa và phi công phải hạ cánh trong điều kiện khuất tầm nhìn hoàn toàn. Nhưng họ đã được huấn luyện để làm điều đó!
(Ảnh: unusualplaces)
Tọa lạc tại ngoại ô thành phố Gisborne ở đông bắc New Zealand, sân bay này có đường ray xe lửa quốc gia chạy ngang qua. Việc sắp xếp giờ bay và giờ tàu chạy phải vô cùng chính xác nhằm tránh va chạm.
Sân bay này phục vụ các chuyến bay của đảo Madeira đi các đô thị lớn của châu Âu. Hòn đảo này đóng vai trò quan trọng với tư cách một điểm du lịch giải trí và cũng là cầu nối quan trọng vận chuyển hàng hoá vào/ra quần đảo Madeira. Năm 2016, để vinh danh Cristiano Ronaldo, cầu thủ bóng đá vĩ đại nhất lịch sử Bồ Đào Nha sinh tại đây, ban lãnh đạo đổi tên sân bay thành Sân bay Quốc tế Madeira - Cristiano Ronaldo.
Sân bay này nằm ở vị trí một bên là dốc núi, một bên là biển. Giữa khoảng không mà máy bay đáp xuống thì luôn có giật rất mạnh, đạt vận tốc lên tới 80 km/h.
Đường băng quá ngắn, nên người ta đã phải nối dài nó bằng cách tạo thêm một mặt phẳng được chống đỡ bởi 130 cây trụ. Dù vậy, sân bay Cristiano Ronaldo vẫn luôn xếp vào hàng nguy hiểm nhất châu Âu và thế giới.
(Ảnh: imgur)
Đường băng của Courchevel chỉ dài khoảng 525m nhưng có độ uốn võng là 18,5 độ, tức là gồ ghề gấp khúc. Đoạn dốc này khiến cho việc hạ cánh đặc biệt khó khăn, chưa nói đến vị thế hiểm trở của sân bay.
Đường băng giữa khu trượt tuyết với độ uốn võng khét tiếng (Ảnh: Wikipedia)
Nó nằm tuốt dưới thung lũng sâu, đối diện với khe vực và vách núi dựng đứng. Vị trí đặc biệt nguy hiểm này khiến phi công không thể thực hiện go-around (thuật ngữ chỉ động tác máy bay đang ở giai đoạn tiếp cận cuối cùng khi hạ cánh nhưng hủy bỏ việc hạ cánh và bay lên). Thay vào đó, những phi công lão luyện chỉ có 1 cơ hội duy nhất để đáp xuống đường bang an toàn.
(Ảnh: YouTube)
Mọi thứ còn tăng thêm phần kịch tính khi sân bay này không có đèn và các phương tiện hỗ trợ trong điều kiện thời tiết xấu. Nói cách khác, sân bay Courchevel trở thành một "ốc đảo" nội bất xuất ngoại bất nhập vào những hôm mây mù tuyết phủ.
(Theo Forbes)