Khi tự kiểm tra sức khỏe mắt, chúng ta thường quan tâm đến các cơn đau hay ngứa, hình dạng, màu sắc… mà dễ bỏ qua tình trạng gỉ mắt (ghèn mắt).
Đầu tiên, cần phải hiểu rằng việc có gỉ mắt mỗi lần ngủ dậy là biểu hiện hoàn toàn bình thường. Gỉ mắt thật ra là chất nhầy do mắt tạo ra để làm sạch các bụi bẩn và chất bẩn kết lại khi ngủ, tránh cho mắt bị khô.
(Ảnh minh họa)
Gỉ mắt lành tính có màu vàng trong suốt hoặc vàng nhạt. Chỉ xuất hiện sau những giấc ngủ dài và không gây đau hay ngứa. Còn nếu gỉ mắt của bạn đột nhiên có 4 bất thường sau thì hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ nhãn khoa:
Thông thường, nếu mắt khỏe mạnh thì lượng gỉ mắt cũng sẽ không nhiều. Còn đột nhiên gỉ mắt của bạn nhiều lên bất thường, có cả khi không ngủ thì rất có thể là do chấn thương, viêm nhiễm hoặc tắc tuyến lệ.
Bởi vì mắt rất nhạy cảm nên 1 thương tích nhỏ trong mắt như giác mạc bị xước cũng có thể làm mắt bị sưng, ngứa. Nếu vết thương bị nhiễm khuẩn có thể khiến mắt tiết nhiều chất nhầy, hay còn gọi là gỉ mắt. Tương tự, dị vật vào trong mắt gây kích ứng mắt, khiến nước mắt tiết ra nhiều hơn và dễ nhạy cảm với ánh sáng, điều này khiến gỉ mắt nhiều hơn bình thường.
(Ảnh minh họa)
Còn với tắc tuyến lệ, tăng số lượng gỉ mắt sẽ đi kèm với chảy nước mắt nhiều hoặc liên tục, viêm mắt, nhiễm trùng mắt, sưng đau góc bên trong mắt. Nếu không nhanh chóng khám chữa kịp thời sẽ gây hậu quả khôn lường.
Riêng với trường hợp mắt ra nhiều gỉ kèm theo các triệu chứng như đỏ mắt, đau rát, chảy nước mắt, hai mí sưng đỏ thì có thể bạn đã bị viêm nhiễm, thường gặp nhất là viêm kết mạc (đau mắt đỏ). Trường hợp bệnh này không nên chần chừ hay tự ý điều trị mà phải đến gặp bác sĩ. Đã có nhiều trường hợp tự mua thuốc tra mắt dẫn đến tình trạng hỏng giác mạc và mù lòa.
Nếu bạn bị chảy nhiều mủ vàng ở khóe mắt, kèm theo sưng mí mắt, kết mạc mí mắt phù nề và sung huyết thì có thể đã mắc bệnh mủ mắt do lậu cầu.
Bệnh hình thành do lậu cầu khuẩn trong đường ruột, nếu không được điều trị sớm sẽ gây viêm loét và thủng giác mạc, thậm chí là viêm nhãn khoa hoặc mù lòa. Tốt nhất là chỉ làm theo phác đồ điều trị và dùng thuốc kháng sinh theo đúng đơn thuốc của bác sĩ uy tín.
Như đã nói, gỉ mắt thông thường có màu vàng trong hoặc vàng nhạt. Nhưng nếu gỉ mắt đột nhiên có các màu sắc khác thường thì có nghĩa là bạn đã mắc bệnh về mắt.
Gỉ mắt có màu vàng, xanh hoặc trắng là những dấu hiệu cảnh báo viêm nhiễm, thường gặp nhất là chứng đau mắt đỏ. Nguyên nhân gây đau mắt đỏ có 2 loại: do vi khuẩn hoặc virus. Dù là do nguyên nhân nào thì căn bệnh này cũng rất dễ lây nhiễm, dù chỉ qua một cái bắt tay.
Ngoài ra, bệnh chắp mắt (lẹo mắt) cũng có thể là nguyên nhân. Các loại bệnh này đều làm mắt bạn đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và làm việc.
Đây là triệu chứng thường gặp khi bị viêm tuyến lệ, thường phổ biến hơn ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.
(Ảnh minh họa)
Bệnh nhân sẽ luôn bị chảy nước mắt ở 1 bên mắt, chảy mủ hoặc nhầy ở khóe mắt và hơi lồi ra ở khóe mắt nhưng không rõ ràng. Đây là do rối loạn phát triển bẩm sinh của ống lệ, có thể tự xoa bóp tuyến lệ bằng cách ấn túi lệ từ trên xuống dọc theo gốc mũi trong vài phút, sau đó nhỏ một lượng thuốc nhỏ mắt kháng sinh thích hợp.
Tuy nhiên, tốt nhất là nhờ đến sự can thiệp từ bác sĩ chuyên khoa để tránh những sai sót hoặc biến chứng không mong muốn.
Gỉ mắt dạng sợi là tình trạng ghèn mắt hay gỉ mắt màu vàng hoặc màu trắng ngà, tích tụ ở mắt với số lượng lớn và kéo thành từng sợi. Đây là biểu hiện thường xuất hiện khi mắc các bệnh viêm nhiễm mắt nặng.
(Ảnh minh họa)
Phổ biến như bệnh viêm kết mạc (đau mắt đỏ) hay viêm giác mạc sợi, viêm loét giác mạc. Ngoài ra, cũng có thể là viêm biểu mô giác mạc nông với nguyên nhân chủ yếu tới từ virus herpes, zona hay adenovirus. Hoặc bệnh viêm biểu mô giác mạc sâu thường bị lan từ cơ quan viêm nhiễm khác theo đường máu có thể là giang mai, lao…
Tình trạng này cũng xảy ra nếu như bạn bị viêm bờ mi. Bệnh này khiến mắt sưng, đỏ, nổi mụn ở phía mí mắt. Viêm bờ mi cũng mắt khiến mắt tiết nhiều chất nhầy tạo thành nhiều gỉ mắt dính vào lông mi khiến người bệnh có cảm giác đau, vướng và khó mở mắt.
Thông thường khi bị cảm, mắt bạn dễ bị chảy nước mắt, đỏ mắt, sợ ánh sáng và tiết nhiều gỉ mắt. Tuy nhiên, nếu gỉ mắt có dính cả máu thì khả năng cao bạn đã bị bệnh viêm kết mạc cấp tính.
(Ảnh minh họa)
Điều cần làm ngay là chọn bệnh viện chính quy để điều trị và dùng thuốc nhỏ mắt đúng cách. Đặc biệt, bệnh viêm kết mạc rất dễ lây lan nên hãy thực hiện cách ly và vệ sinh cá nhân, không dùng chung khăn tắm, chậu rửa mặt với người khác để tránh lây nhiễm chéo.
Nguồn và ảnh: QQ, Doctor Family, ETtoday