Khi lượng đường trong máu ngày càng tăng lên tức là bạn đã gần hơn với bệnh tiểu đường. Đây là 1 bệnh lý nội tiết có tốc độ phát triển nhanh, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Hiện nay, do môi trường sống và thói quen ăn uống, bệnh này đang có có xu hướng trẻ hóa chóng mặt.
Tuy nhiên, bệnh tiểu đường thường bị phát hiện muộn, khi các triệu chứng đã nặng, thậm chí xảy ra các biến chứng nguy hiểm phải nhập viện. Nếu không muốn rơi vào tình trạng đó,bạn cần xây dựng thói quen thường xuyên tự kiểm tra sức khỏe và khám sức khỏe định kỳ. Đặc biệt là không bỏ lỡ 6 dấu hiệu cho thấy lượng đường trong máu quá cao thể hiện trên bàn tay sau đây:
Khi đường huyết trong cơ thể tăng cao sẽ khiến màu sắc của móng tay ngả sang màu vàng. Vì vậy, nếu thấy móng tay bỗng nhiên chuyển sang màu vàng và không thể tẩy được dù làm sạch bằng cách nào thì tốt nhất là nên tự đo đường huyết hoặc tới bệnh viện khám.
Lý do móng tay chuyển sang màu vàng khi lượng đường trong máu cao là bởi nó làm rối loạn quá trình lưu thông máu, gây ra tắc nghẽn. Từ đó khiến cho màu sắc móng tay bất thường đi kèm với móng tay yếu hoặc giòn hơn, rất dễ bị gãy.
Khi hàm lượng đường trong máu cao sẽ làm giảm khả năng bài tiết của tuyến mồ hôi, từ đó gây khô da, ngứa ngáy, phổ biến nhất là ở mu bàn tay và các vùng trên cánh tay.
Ảnh minh họa
Hơn nữa, sức đề kháng và khả năng miễn dịch của da ở bệnh nhân tiểu đường yếu hơn nên dễ bị nhiễm nấm mốc hoặc vi khuẩn gây viêm da, gây ngứa da. Ở giai đoạn bệnh tiến triển nặng, tình trạng ngứa da sẽ lan khắp cơ thể, gãi thế nào cũng không đỡ, lặp đi lặp lại như bệnh mãn tính.
Nếu lượng đường trong máu ổn định, tuần hoàn máu lưu thông trơn tru thì da tay cũng sẽ hồng hào, mịn màng. Nhưng khi mắc bệnh tiểu đường hoặc lượng đường trong máu lên xuống thất thường thì rất dễ xảy ra sưng tấy ở mu bàn tay. Y học gọi hiện tượng này là sưng hình nhẫn với u hạt to bằng móng tay, đi kèm với da tay thô ráp, xỉn màu.
Cần phân biệt tê ngón tay thông thường với tê tay do biến chứng của đường huyết trong máu cao. Thông thường, nếu tê ngón tay do phải giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài hay bị áp lực từ bên ngoài, chỉ cần vận động 1 chút là có thể làm giảm tình trạng này.
Còn nếu bạn thường xuyên bị tê ngón tay mà không rõ nguyên do, không thuyên giảm khi vận động thì khả năng cao là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
Vì lượng đường trong máu cao liên tục có thể làm tổn thương các mạch máu và các dây thần kinh ở bàn tay, dẫn đến tê bì. Khi tình trạng tệ hơn, máu và oxy không được cung cấp đủ sẽ khiến ngón tay sau đó là bàn tay không chỉ tê mà còn ngứa ran, mất cảm giác tạm thời.
Ở người khỏe mạnh, không bị tiểu đường, móng tay sẽ hồng hào, nhẵn mịn. Nhưng nếu lượng đường trong máu cao sẽ dẫn tới xuất hiện các vết hằn hoặc rãnh chạy ngang trên móng tay, được y học gọi là đường Beau.
Ngoài tiểu đường, nó cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu kẽm hoặc là hậu quả của các bệnh lý gây sốt cao, viêm phổi và các bệnh về mạch máu khác.
Cách để phân biệt là đường Beau của bệnh lý về đường huyết khác các bệnh còn lại ở chỗ chúng thường xuất hiện ở móng của cả 2 bàn tay. Các vết này sẽ không đều nhau và không có màu sắc gì đặc biệt. Đi kèm với ngứa hoặc dễ bị gãy móng tay.
Lượng đường trong máu cao khiến cho cơ thể dễ bị thương, bị bầm tím và vết thương lâu lành hơn. Thông thường, các vết thương trên da, không ảnh hưởng đến xương khớp ở tay có thể lành trong khoảng 1 đến 2 tuần, vị trí bàn tay có thể nhanh hơn vì được hoạt động nhiều hơn.
Nhưng nếu bạn có vết thương trên tay và nó không lành sau 2 tuần, các bác sĩ khuyên bạn cần kiểm tra mức đường huyết ngay. Bởi vì tăng đường huyết dai dẳng có thể làm chậm lưu thông máu, giảm kết tập tiểu cầu và ảnh hưởng đến vết thương, gây ra tình trạng tổn thương khó lành.
Nguồn và ảnh: Aboluowang, Health 2.0, HK01