Tình trạng mụn xuất hiện nhiều ở vùng trán thường là do bụi bẩn hay mồ hôi tiết ra. Do đó, để khắc phục hiện tượng này thì bạn nên duy trì 5 thói quen hữu ích sau để cải thiện tình trạng mụn ở vùng trán.
Trong thời điểm có mụn, nếu ai nuôi tóc mái thì nên cặp gọn tóc mái lên. Do tóc mái dễ khiến con gái tiết nhiều mồ hôi, dầu thừa trong các hoạt động thường ngày nên tạo điều kiện cho mụn xuất hiện trên da. Ngoài ra, việc cặp tóc mái gọn gàng cũng khiến khuôn mặt của con gái trông sáng sủa, tươi tắn hơn, đồng thời còn hạn chế được tình trạng dầu nhờn tiết ra ở vùng trán.
Vùng trán còn được biết tới là nơi tiết nhiều dầu và mồ hôi trên khuôn mặt. Vì vậy, việc sử dụng giấy thấm dầu để loại bỏ dầu thừa ở vùng trán là điều rất cần thiết. Giấy thấm dầu sẽ là công cụ hữu hiệu giúp ngăn ngừa dầu thừa cũng như bã nhờn tiết ra. Tuy nhiên, đừng lạm dụng quá nhé! Kẻo làm da bị khô đấy!
Thông thường, người ta sẽ dùng gôm xịt tóc để giữ nếp phần mái luôn bồng bềnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng sản phẩm này thường xuyên sẽ khiến lượng dầu ẩm tiết ra nhiều ở vùng trán, từ đó khiến da dễ bị nổi mụn. Lúc này, bạn nên hạn chế sử dụng gôm xịt tóc cũng như các loại hóa chất trên da đầu cho đến khi tình trạng mụn biến mất hoàn toàn.
Mỗi tuần, hãy dành ra 1 - 2 buổi để tẩy tế bào chết trên da mặt. Do làn da thường phải tiếp xúc với rất nhiều hóa chất, bụi bẩn khi ở ngoài đường nên khiến tế bào chết tích tụ nhiều trên da và gây ra mụn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý lựa chọn sản phẩm tẩy tế bào chết có chiết xuất từ thiên nhiên, lành tính, thông thoáng để không làm tình trạng mụn ở vùng trán thêm tồi tệ.
Một trong những nguyên tắc luôn cần phải nhớ khi da có mụn là tuyệt đối không được nặn mụn, thậm chí còn không được chạm tay lên vùng da có mụn. Bởi bàn tay của chúng ta có thể chứa hàng ngàn loại vi khuẩn gây hại mà mắt thường không nhìn thấy được nên việc sờ tay nặn mụn có thể vô tình làm da thêm bẩn và khiến tình trạng mụn càng nghiêm trọng hơn.