41 tuổi nhưng mang hình hài của học sinh tiểu học do mắc chứng bệnh lạ, cô giáo này vẫn được thán phục vì nghị lực sống mãnh liệt

Minh Hải, Theo Helino 20:32 28/03/2019
Chia sẻ

Cô Pinky tâm sự: "Hiện giờ tôi đã tìm được thêm một ý nghĩa trong cuộc sống. Tôi yêu cảm giác ở cạnh những đứa trẻ và thể hiện cảm xúc của mình qua thơ ca."

Năm 13 tuổi, bố mẹ của cô nàng Pinky Bahroos phát hiện con gái không giống bạn bè ở lớp. Họ đưa con đi gặp bác sĩ và xét nghiệm và được biết Pinky bị thiếu một nhiễm sắc thể X nên không bao giờ dậy thì, không có kinh nguyệt và sẽ sớm mắc chứng loãng xương. Hội chứng này rất hiếm gặp, trong 5000 người phụ nữ thì chỉ 1 người bị.

41 tuổi nhưng mang hình hài của học sinh tiểu học do mắc chứng bệnh lạ, cô giáo này vẫn được thán phục vì nghị lực sống mãnh liệt - Ảnh 1.

40 tuổi nhưng cô giáo Pinky Bahroos chỉ mang hình hài của 1 học sinh

Bố mẹ đã giấu cô điều đó suốt thời niên thiếu, cho đến một ngày cô vô tình thấy được tập hồ sơ màu xanh và hiểu rõ bệnh tình của mình. Lúc đó cô mới biết rằng mình sẽ không bao giờ lớn, sẽ chẳng thể nào phát triển được bình thường như bạn bè cùng trang lứa.

Bạn bè cùng lớp thời gian đầu vẫn đối xử bình thường với cô, tuy nhiên, khi tất cả đều dậy thì, họ gạt cô ra khỏi mọi cuộc nói chuyện, thậm chí, họ bắt cô phải gọi tất cả là anh, là chị.

41 tuổi nhưng mang hình hài của học sinh tiểu học do mắc chứng bệnh lạ, cô giáo này vẫn được thán phục vì nghị lực sống mãnh liệt - Ảnh 2.

Trong các ngày hội thể thao, vì thể chất yếu, Pinky luôn thua bạn bè và tụt lại khá xa ở phía sau khiến cô tuyên bố không bao giờ tham gia bất cứ 1 cuộc thi thể thao nào nữa.

Tình trạng sức khỏe của Pinky ngày càng tồi tệ. Mọi chuyện nghiêm trọng hơn khi đến tuổi kết hôn, em gái lấy chồng, mọi người xung quanh liên tục hỏi về người yêu, về chuyện lập gia đình khiến cô càng bối rối, tự ti, xấu hổ. Cô thu mình lại 1 góc, bỏ ăn và sút cân rất nhanh.

Cô nhỏ bé nhưng nghị lực sống tràn trề

Cô cũng bị hàng loạt các công ty từ chối nhận vào làm chỉ vì "ngoại hình không giống người bình thường" của mình.

Trải qua hàng chục cuộc phỏng vấn bất thành, Pinky được nhận vào một công ty du lịch ở Dubai, nơi bố mẹ cô cũng đang làm việc, với nhiệm vụ in ấn, copy tài liệu... Sau 1 thời gian chăm chỉ làm việc, Pinky được chuyển sang vị trí bán hàng.

Công việc đang trên đà đi lên, cô kiếm được nhiều tiền hơn. Tuy nhiên, cô phải bỏ hết tất cả ở Dubai, trở về Ấn Độ vì chứng loãng xương bắt đầu hoành hành.

Pinky nộp đơn vào FatrackKids, ở Badodra (bang Gujarat, Ấn Độ) - ngôi trường thiết kế đặc biệt dựa trên chương trình giảng dạy của Mỹ.Cô bắt đầu dạy học cho trẻ 3-8 tuổi. Ngoài việc truyền đạt kiến thức về những chương trình sáng tạo, Pinky dành thời gian luyện diễn thuyết và làm thơ.

41 tuổi nhưng mang hình hài của học sinh tiểu học do mắc chứng bệnh lạ, cô giáo này vẫn được thán phục vì nghị lực sống mãnh liệt - Ảnh 4.

Cô Pinky và đồng nghiệp

Cô tâm sự: "Hiện giờ tôi đã tìm được thêm một ý nghĩa trong cuộc sống. Tôi yêu cảm giác ở cạnh những đứa trẻ và thể hiện cảm xúc của mình qua thơ ca."

Cô giáo nay đã 41 tuổi nhưng hình hài vẫn là 1 học sinh. Người ta bắt đầu tìm đến cô để nghe kể về những câu chuyện nghị lực sống, cách cô vượt qua số phận, cách cô thành công.

Pinky đã vượt qua được cơn trầm cảm và chứng minh với thế giới rằng khiếm khuyết cơ thể không thể ngăn cản cô tiếp tục sống hạnh phúc.

Cô đã kể về hành trình cuộc sống của mình trong cuốn sách có tên "Finding The Chromosome" được phát hành vào tháng 9/2018.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày