Với những người có kinh nguyệt sớm, hoặc muộn hơn bình thường thì nên chú ý từ sớm vì có khả năng mắc bệnh ung thư vú cao hơn những người có kinh nguyệt bình thường. Nguyên nhân là do cơ thể phải chịu tác động lâu dài của nội tiết tố nữ (estrogen), gây ảnh hưởng đến cơ thể và làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
Do khi phải chịu tác động của estrogen thì estrogen sẽ gắn vào các thụ thể estrogen (ER+). Các thụ thể này sẽ nhận biết, chuyển tín hiệu tăng trưởng DNA đến các vùng khác, từ đó tạo điều kiện cho ung thư vú phát triển trong cơ thể.
Những người mắc bệnh ung thư vú thường có tập hợp các gen đột biến, được gọi là gen BRCA. Do đó, nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh ung thư vú thì bạn nên chủ động đi xét nghiệm ngay để biết mình có nguy cơ mắc bệnh hay không.
Nếu bạn quá béo và được chẩn đoán là mang gen béo phì thì nguy cơ ung thư vú cũng sẽ gia tăng. Loại gen béo phì này có tên là mTOR, đây là loại gen được phát hiện ở trong những người béo phì.
Do những người béo phì thường có lượng estrogen tăng cao hơn, đồng thời còn làm giảm sự tương thích với các phương pháp điều trị ung thư vú bằng hormone. Vậy nên, những người béo phì nên có chế độ ăn uống hợp lý để giảm cân, điều này sẽ hỗ trợ không nhỏ tới việc ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Khi gặp căng thẳng, cơ thể sẽ sử dụng lượng progesterone có sẵn trong cơ thể để tổng hợp lại chất corticosteroid cho tuyến thượng thận, bởi loại tiết tố này sẽ giúp cơ thể giảm bớt căng thẳng. Do đó, với những người thường xuyên gặp căng thẳng, lo âu sẽ có lượng progesterone thấp hơn, từ đó dẫn đến tỷ lệ cân bằng giữa estrogen và progesterone trong cơ thể bị phá vỡ. Lúc này, hàm lượng estrogen tăng cao sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.