1. Điện thoại di động
Ngày nay, mọi người thường cầm điện thoại di động mọi lúc mọi nơi, và nhiều người đã quen với việc chơi điện thoại trước khi đi ngủ. Nhưng chính vì thói quen này mà chúng ta không thể ngủ được vào ban đêm. Tình trạng ngày càng tồi tệ hơn khiến cơ thể thường xuyên phát ra những báo động!
Các chuyên gia tâm thần khuyến nghị: Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, bạn phải đưa các thiết bị điện tử có ánh sáng xanh như điện thoại di động, máy tính bảng, TV ra khỏi phòng ngủ và tránh xa đầu giường. Bởi những vật dụng này sẽ liên tục kích thích não bộ, khiến bạn luôn trong trạng thái hưng phấn dẫn đến khó đi vào giấc ngủ và trằn trọc.
Lưu ý: Tốt nhất là bạn nên hạn chế chơi điện thoại di động trước khi đi ngủ.
Hình minh họa. Ảnh: Medium
2. Quần áo chất đống
Nếu bạn là người không gọn gàng, thường chất đống quần áo cũ ở đầu giường thì sẽ khiến phòng ngủ bừa bộn, mất trật tự. Điều này cũng có thể dẫn tới tình trạng mất ngủ lặp đi lặp lại, có thể thức trắng đêm.
Nhiều người bị rối loạn giấc ngủ do thiếu môi trường ngủ thư giãn và thoải mái. Phòng ngủ càng gọn gàng thì bạn càng dễ ngủ. Tại sao bạn không thử thu dọn quần áo, sắp xếp gọn gàng các vật dụng trong phòng ngủ rồi nằm lên giường, tâm trí tĩnh lặng và bình yên? Bạn sẽ nhanh chóng chìm vào giấc ngủ ngon!
3. Cây xanh
Cây xanh thanh lọc không khí, tăng nồng độ oxy và làm dịu căng thẳng, vì vậy nhiều người di chuyển chúng vào phòng ngủ. Tuy nhiên, khi cây xanh không được chiếu đủ ánh sáng vào ban đêm, chúng sẽ hít oxy và thải ra khí carbon dioxide. Càng nhiều cây xanh trong phòng ngủ, càng nhiều khí carbon dioxide được thải ra.
Ngoài ra, khi cửa ra vào và cửa sổ đóng lại trong khi ngủ, không khí trong nhà không được lưu thông, sẽ khiến mọi người ở trong môi trường thiếu oxy trong một thời gian dài, gây mệt mỏi kéo dài và khó ngủ , làm giảm hiệu quả công việc. Hơn nữa có rất nhiều nấm mốc ẩn giấu trong đất trồng cây, nấm có thể sẽ gây ra các triệu chứng về đường hô hấp, chẳng hạn như dị ứng hoặc hen suyễn.
4. Gối quá mềm
Nhiều người thích kê cao gối đầu giường, quen đọc sách và gối đầu lên gối trước khi đi ngủ. Thực tế, chiếc gối chính là sát thủ vô hình đối với cột sống lưng và thắt lưng của chúng ta.
Những chiếc gối mềm khiến eo và vai của chúng ta không có điểm tựa chắc chắn ở trạng thái cúi gập người trong thời gian dài, đặc biệt dễ gây thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, ảnh hưởng cột sống, thắt lưng. Do đó, ngồi ở tư thế "bán nằm" trong thời gian dài sẽ làm tăng mệt mỏi cho cơ thể, khi ngủ cảm thấy khó chịu ở vai và cổ, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giấc ngủ.
Ngoài ra, gối để lâu thường dễ sinh ẩm mốc và vi khuẩn, dẫn đến các vấn đề dị ứng về da và bệnh hô hấp, ngáy, nghẹt mũi... có thể khiến chúng ta mất ngủ vào ban đêm.
Tác hại nghiêm trọng của mất ngủ
Ngày nay, chứng mất ngủ đã trở thành một vấn đề nhức nhối ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Tưởng chừng chỉ là chuyện nhỏ nhưng lại có ảnh hưởng nghiêm trọng cả về thể xác lẫn tinh thần.
Hình minh họa. Ảnh: Cleveland Clinic Health Essentials
1. Đẩy nhanh quá trình lão hóa
Mất ngủ có thể khiến cơ thể chúng ta bị rối loạn nội tiết và làm rối loạn đồng hồ sinh học. Cả đêm hôm trước mất ngủ, đến ngày hôm sau có thể cảm thấy rõ ràng làn da của mình trở nên xỉn màu và sạm hơn. Do đó, những người thường xuyên bị mất ngủ sẽ lão hóa nhanh hơn nhiều so với những người có chất lượng giấc ngủ tốt.
Không chỉ vậy, mất ngủ còn có thể khiến thời kỳ mãn kinh đến sớm hơn, làn da ngày càng trở nên thô ráp, các vết nhăn và vết sạm không ngừng tăng lên.
2. Gây béo phì
Mất ngủ sẽ khiến bạn béo lên trông thấy. Nguyên nhân là do cơ thể rối loạn bài tiết insulin, chuyển hóa đường không bình thường gây ra thừa cân.
3. Tóc dễ rụng
Hiện nay, ngày càng nhiều người bị rụng tóc. Nghiên cứu cho thấy rụng tóc có liên quan đến chứng mất ngủ. Nếu bạn ngủ không ngon giấc, không được nghỉ ngơi đầy đủ thì khả năng miễn dịch của cơ thể sẽ giảm sút, dễ bị rụng tóc.
4. Giảm khả năng miễn dịch
Mất ngủ sẽ khiến khả năng miễn dịch của chúng ta suy giảm nhanh chóng, suy giảm khả năng miễn dịch dẫn đến sức đề kháng bị suy yếu, dễ dẫn đến hoặc làm nặng thêm các bệnh như tim mạch, mạch máu não, bệnh đường tiêu hóa, bệnh tiểu đường.
Những nguy hiểm của chứng mất ngủ là vô số. Tóm lại, mọi người rất cần một phương pháp điều trị lành mạnh để điều trị chứng mất ngủ. Dưới đây là một số mẹo để giảm bớt chứng mất ngủ.