4 loại thực phẩm “lén lút” làm tăng insulin, thoạt nhìn có vẻ tốt cho sức khoẻ nhưng ăn xong đường huyết tăng chóng mặt

Khánh Linh, Theo Đời sống và pháp luật 16:36 15/05/2024
Chia sẻ

Bệnh tiểu đường là một loại bệnh mãn tính, đòi hỏi người bệnh phải thực hiện những thay đổi lớn trong lối sống và quan trọng nhất là chế độ ăn uống của mình.

Điều quan trọng là bệnh nhân tiểu đường phải nhận thức rõ được những loại thực phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe, ngay cả những thực phẩm thoạt nhìn có vẻ tốt nhưng chúng có thể chứa chất bảo quản thực phẩm, muối và đường. Dưới đây là 4 loại thực phẩm “lén lút” làm tăng insulin mà bạn nên tránh tiêu thụ quá nhiều để cải thiện sức khỏe tổng thể và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, cũng như các tình trạng khác có liên quan tới tiểu đường.

1. Nước uống soda dành cho người ăn kiêng

Loại thực phẩm này có thể khiến nhiều người ngạc nhiên, nhưng ngay cả “soda dành cho người ăn kiêng” cũng tiềm ẩn những nguy cơ đối với bệnh nhân tiểu đường. Dựa trên nghiên cứu của Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ cho thấy có sự ảnh hưởng của đồ uống dành cho người ăn kiêng đối với bệnh nhân tiểu đường. Các tình nguyện viên tham gia nghiên cứu tiêu thụ soda dành cho người ăn kiêng hàng ngày, kết quả cho thấy nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn 67%. Và nó không chỉ giới hạn ở bệnh tiểu đường, họ thậm chí còn gặp phải tình trạng lượng đường trong máu cao, tăng tích mỡ bụng và hội chứng liên quan đến chuyển hóa.

Trong một bài nghiên cứu nhãn khoa lâm sàng và thực nghiệm đã cho thấy mối liên hệ giữa việc tiêu thụ soda dành cho người ăn kiêng và việc tăng khả năng phát triển bệnh võng mạc tiểu đường. Nghiên cứu kết luận rằng tiêu thụ quá nhiều soda dành cho người ăn kiêng có thể gây hại cho mạch máu mắt. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mù lòa cho những người mắc bệnh tiểu đường. Vì vậy, hãy tránh xa những loại nước ngọt nếu bạn thực sự coi trọng sức khỏe thể chất của mình.

2. Chất tạo ngọt nhân tạo

Mặc dù được dán nhãn là “có thể sử dụng với bệnh nhân tiểu đường”, nhưng chất làm ngọt nhân tạo đang cho thấy có những tác dụng phụ khi sử dụng. Một số nghiên cứu cho thấy chất làm ngọt nhân tạo có thể gây rối loạn vị giác và cảm giác thèm ăn của bạn, khiến bạn thèm đồ ngọt hơn. Thêm vào đó, tác dụng lâu dài của những chất làm ngọt này đối với sức khỏe cũng không tốt và nó hiện vẫn được được các chuyên gia nghiên cứu sâu hơn.

Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất làm ngọt như stevia và tagatose không có bất kỳ tác động nào đến mức đường huyết. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để giải quyết mối lo ngại của mình về chất làm ngọt nhân tạo tốt nhất hiện có trên thị trường.

4 loại thực phẩm “lén lút” làm tăng insulin, thoạt nhìn có vẻ tốt cho sức khoẻ nhưng ăn xong đường huyết tăng chóng mặt - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

3. Sử dụng sữa có hàm lượng chất béo cao

Sữa là nguồn dinh dưỡng thiết yếu với cơ thể của mỗi người, đặc biệt là người tiểu đường. Theo hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, những người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ cao bị gãy xương. Tiêu thụ thực phẩm giàu canxi như sữa giúp cho xương chắc khoẻ và cải thiện tình trạng loãng xương.

Loại sữa nào phù hợp nhất cho người tiểu đường cũng là chủ đề tranh luận giữa các chuyên gia dinh dưỡng. Theo báo cáo của các nhà khoa học tại Đại học Tufts khi phân tích mẫu máu của 3.333 người trưởng thành trong vòng 15 năm cho thấy, sữa ít béo hay sữa nguyên kem không phải là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh tim mạch. Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Circulation khẳng định, những người thường xuyên uống sữa nguyên kem ít nguy cơ bị tiểu đường so với người uống sữa đã tách béo.

4 loại thực phẩm “lén lút” làm tăng insulin, thoạt nhìn có vẻ tốt cho sức khoẻ nhưng ăn xong đường huyết tăng chóng mặt - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng nên lựa chọn sản phẩm sữa không đường, ít ngọt và tách béo: Một trong các loại sữa cho người tiểu đường không có chứa đường, chất béo xấu (chất béo bão hoà) nhằm giúp giảm thiểu nguy cơ tăng chỉ số đường huyết của người bệnh sau khi sử dụng. Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại sữa ít chất béo hoặc tách béo hoặc có bổ sung chất béo tốt (chất béo không bão hoà) được xem như sữa tốt cho người tiểu đường giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch trên bệnh nhân tiểu đường. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để giải quyết mối lo ngại của mình về vấn đề này trước khi sử dụng.

4. Đồ uống có chứa caffeine

Mặc dù chưa có tuyên bố rõ ràng nào chứng minh mối liên hệ giữa đồ uống chứa caffeine và bệnh tiểu đường. Tuy nhiên bệnh nhân tiểu đường vẫn nên thận trọng khi tiêu thụ caffeine vì nó làm mất ổn định lượng đường trong máu. Nghiên cứu từ năm 2008 cho thấy tiêu thụ 250mg caffeine sẽ khiến lượng đường trong máu tăng 8%. Điều này đặc biệt đáng báo động đối với những người nhạy cảm với insulin.

Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng cà phê đã khử caffeine. Tổ chức Bệnh tiểu đường Vương quốc Anh cho biết uống cà phê có chứa kem, siro tạo ngọt hoặc một lượng sữa đều có khả năng gây hại cho người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên cà phê đã khử caffeine là một ngoại lệ, và hãy lựa chọn loại hạt Arabica, tần suất sử dụng có kiểm soát.

*Nguồn: Daily Tricks, tổng hợp.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày