4 kiểu NGỦ là mầm mống tai họa gây bệnh tiểu đường: Rất nhiều người trẻ mắc phải, thay đổi nhanh kẻo ôm hận cả đời!

Empathy, Theo Doanh nghiệp tiếp thị 19:45 21/11/2021

Nếu lượng đường trong máu đã ở mức cao mà bạn còn có thói quen ngủ muộn, sẽ rất dễ khiến lượng đường huyết trong máu dao động, dẫn tới bệnh tiểu đường!

Tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường trên thế giới bắt đầu tăng lên theo từng năm.

Theo số liệu thống kê, tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường ở Trung Quốc chiếm tới 12,8% tổng số dân. Nói cách khác, cứ 10 người thì lại có 1 người mắc bệnh tiểu đường.

Đằng sau những dữ liệu về bệnh nhân đái tháo đường, bác sĩ Kang ở một bệnh viện nổi tiếng tại Trung Quốc còn phát hiện ra một nguyên nhân khác gây kinh ngạc cho nhiều người:

Bệnh nhân nữ, 20 tuổi, đột ngột ngất xỉu trong giờ học quân sự ở trường. Sau khi được đưa vào bệnh viện thì phát hiện lượng đường huyết tăng đáng kể. Cô gái này đã bị bệnh tiểu đường loại 1 chỉ vì ngủ sai cách!

4 kiểu NGỦ là mầm mống tai họa gây bệnh tiểu đường: Rất nhiều người trẻ mắc phải, thay đổi nhanh kẻo ôm hận cả đời! - Ảnh 1.

Mối quan hệ giữa giấc ngủ và bệnh tiểu đường là gì?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Những người ngủ ít hơn 6 tiếng hoặc 8 tiếng mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn.

Nghĩa là nếu ngủ quá ít hay quá nhiều thì đều có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Đặc biệt: Thường xuyên ngủ không ngon giấc có thể gây ra các triệu chứng và biến chứng bệnh trầm trọng hơn.

Thứ nhất: Ngủ không ngon giấc sẽ rút ngắn thời gian ngủ, khiến thần kinh giao cảm của cơ thể luôn trong trạng thái hưng phấn, từ đó làm tăng tiết adrenaline, adrenaline sẽ ức chế tiết insulin khiến glycogen dự trữ trong gan bị phá vỡ.

Khi glucose bị phá vỡ, giải phóng vào máu, sẽ làm tăng nồng độ đường có trong máu.

Ngoài ra, hoạt động của dây thần kinh giao cảm cũng có thể gây ra sự thay đổi nhịp tim.

Thứ hai: Ngủ không ngon giấc có thể ảnh hưởng đến nhịp sinh học bài tiết của các hormone trong cơ thể.

Chẳng hạn, khi bạn ngủ không ngon giấc vào ban đêm thì nồng độ hormone cortisol sẽ tăng lên. Mà khi nồng độ hormone cortisol tăng lên, lượng đường trong máu cũng sẽ tăng lên.

Nó là nguyên nhân ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của cơ thể, làm kháng insulin.

Thứ ba: Ngủ không ngon giấc có thể làm tăng cảm giác thèm ăn. Nếu cộng thêm việc lười vận động trong ngày, tinh thần sẽ mệt mỏi, uể oải, dẫn đến bệnh béo phì và bệnh tiểu đường.

Ngoài 3 đặc điểm trên, thói quen ngủ không đủ giấc cũng có thể làm tăng rất nhiều nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

4 kiểu NGỦ là mầm mống tai họa gây bệnh tiểu đường: Rất nhiều người trẻ mắc phải, thay đổi nhanh kẻo ôm hận cả đời! - Ảnh 2.

Ngủ không đúng cách là nguyên nhân quan trọng khiến bệnh tiểu đường bùng phát, cụ thể có thói quen nào?

Thứ nhất: Ngủ quên, bỏ bữa sáng

Có rất nhiều người hiện nay hay ngủ muộn vào cuối tuần. Đối với người bình thường, nằm "ngủ nướng" tí không sao, nhưng đối với người có lượng đường trong máu cao thì rất dễ khiến lượng đường huyết dao động và làm bệnh trầm trọng hơn.

Nếu bạn bỏ bữa sáng và ăn nhiều vào bữa trưa, cơ thể sẽ tiêu thụ nhiều đường và chất béo trong thời gian ngắn, dễ khiến đường huyết tăng cao sau bữa ăn.

Do đó, nếu lượng đường trong máu của bạn đã ở mức cao mà bạn còn có thói quen ngủ muộn, thì nên loại bỏ nó càng sớm càng tốt.

Thứ hai: Thường xuyên thức khuya và ngủ không đủ giấc

Ngủ muộn đã không được, thức khuya lại càng tai hại hơn!

Theo các nghiên cứu có liên quan, nếu thời gian ngủ hàng ngày dưới 6 tiếng thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ cao gấp đôi so với giấc ngủ bình thường (7 - 8 tiếng).

Khi thức khuya, lượng insulin do tuyến tụy tiết ra sẽ giảm, hoặc kém nhạy cảm với insulin, dễ dẫn đến bệnh tiểu đường. Nếu người bệnh tiểu đường ngủ không đủ giấc sẽ khiến cơ thể sinh ra phản ứng căng thẳng, dẫn đến tăng lượng đường trong máu, đồng thời có thể gây ra các bệnh như cao huyết áp.

4 kiểu NGỦ là mầm mống tai họa gây bệnh tiểu đường: Rất nhiều người trẻ mắc phải, thay đổi nhanh kẻo ôm hận cả đời! - Ảnh 3.

Thứ ba: Ngủ trưa quá lâu

Những người có lượng đường trong máu cao nếu ngủ trưa hơn 1 giờ mỗi ngày có khả năng tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Ngủ trưa quá lâu sẽ làm tăng số lần thức đêm và rút ngắn thời gian ngủ đêm, từ đó dẫn đến tăng kháng insulin và gây ra bệnh tiểu đường loại 2. Ngoài ra, một giấc ngủ trưa dài sẽ làm giảm khối lượng vận động và tiêu hao năng lượng, dẫn đến béo phì.

Thứ tư: Bật đèn khi ngủ

Một nghiên cứu ở Hoa Kỳ đã kiểm tra 20 người trưởng thành trong độ tuổi 18 - 40 và chia họ thành hai nhóm:

Trong đó nhóm 1 là những người tham gia ngủ trong phòng tối hoàn toàn trong 2 đêm liên tiếp.

Còn nhóm 2 là những người tham gia ngủ trong phòng tối vào đêm đầu tiên và ngủ trong phòng có ánh sáng vào đêm thứ hai.

Tất cả 20 người tham gia đều ngủ lúc 8 giờ tối mỗi ngày. Sau khi quan sát đường huyết, hoạt động cơ và nhịp tim của họ, người ta nhận thấy những người ngủ một đêm trong phòng sáng đèn có mức độ kháng insulin cao hơn đáng kể.

Có thể thấy, việc bật đèn ngủ sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiết insulin, từ đó ức chế quá trình tiết insulin, về lâu dài còn khiến đường huyết tăng cao, ảnh hưởng đến mạch máu.

4 kiểu NGỦ là mầm mống tai họa gây bệnh tiểu đường: Rất nhiều người trẻ mắc phải, thay đổi nhanh kẻo ôm hận cả đời! - Ảnh 4.

Cách ngủ để có đường huyết khỏe mạnh!

Thư giãn

Tránh các hoạt động trí óc căng thẳng trước khi đi ngủ. Các hoạt động thư giãn thích hợp như tắm nước nóng và nghe nhạc trữ tình có tác dụng rất lớn trong việc thúc đẩy giấc ngủ.

Môi trường ngủ tốt

Giảm độ sáng của đèn phòng để cách ly ánh sáng ngoài trời; nếu tiếng ồn ngoài trời quá lớn, hãy tìm cách giảm tiếng ồn, chẳng hạn như đóng cửa phòng và đeo nút tai.

Chú ý đến thói quen ăn uống

Quá đói hoặc no trước khi đi ngủ sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, tránh uống nhiều đồ uống có cồn, vì bia rượu tuy có thể thúc đẩy đi vào giấc ngủ nhưng sẽ làm giảm chất lượng giấc ngủ, khiến bạn dễ thức giấc giữa đêm...

(sohu)

4 kiểu NGỦ là mầm mống tai họa gây bệnh tiểu đường: Rất nhiều người trẻ mắc phải, thay đổi nhanh kẻo ôm hận cả đời! - Ảnh 5.