4 kiểu cha mẹ không thể nuôi dạy những đứa con hiếu thảo, lớn lên ngỗ ngược, bất trị

LƯU LY, Theo Trí Thức Trẻ 04:02 12/06/2022

Tục ngữ thường nói “Bách thiện hiếu vị tiên” nghĩa là trong trăm tính thiện, hiếu thảo phải đặt lên hàng đầu”. Từ xa xưa, nước ta đã là một quốc gia coi trọng đạo hiếu. Tuy nhiên, trong cuộc sống thực tế nếu mắc phải những lỗi dưới đây khi dạy con nhỏ, coi chừng khi lớn lên chúng sẽ trở thành những đứa con bất hiếu.

Cha mẹ quá chiều chuộng con cái

4 kiểu cha mẹ không thể nuôi dạy những đứa con hiếu thảo, lớn lên ngỗ ngược, bất trị - Ảnh 1.

Điều này rất phổ biến ở các gia đình Việt Nam. Hiện nay điều kiện kinh tế dần được cải thiện, các gia đình lại sinh ít con vì vậy chúng luôn được yêu chiều như những công chúa, hoàng tử, quần áo tới tay, cơm dâng tận miệng.

Vì vậy, trong xã hội ngày nay, việc cha mẹ chiều chuộng con cái không còn là chuyện xa lạ, chỉ cần con trẻ sung sướng, bậc cha mẹ có thể làm bất cứ điều gì. Thế nhưng, những đứa trẻ hồi nhỏ càng được chiều chuộng bao nhiêu, lớn lên chúng đối xử với cha mẹ càng ích kỷ bấy nhiêu.

Những đứa trẻ được cha mẹ chiều chuộng vô kỷ luật trong thời gian dài dễ hình thành tính tự cao tự đại. Chúng thường không nể nang, biết ơn người khác và sẽ cảm thấy sự quan tâm của gia đình đối với mình là điều hiển nhiên. Đứa trẻ như vậy lớn lên không những không hiếu thuận mà còn có thể về già trở thành “những đứa trẻ khổng lồ”, thích dựa dẫm, thậm chí có trường hợp động tay động chân với cha mẹ mình.

    Chính bậc làm cha mẹ cũng không tôn trọng cha mẹ của mình

4 kiểu cha mẹ không thể nuôi dạy những đứa con hiếu thảo, lớn lên ngỗ ngược, bất trị - Ảnh 2.

Trên thực tế, cha mẹ là người thầy đầu tiên của trẻ và hầu hết các hành vi của trẻ đều được học từ cha mẹ. Theo nghiên cứu, hầu hết những phẩm chất và hành vi tốt đẹp của con người đều được hình thành từ thời thơ ấu.

Vì vậy, nếu bạn không hiếu thảo với cha mẹ và có thái độ không tốt với người già, con cái có thể cảm thấy đây là điều bình thường. Khi trẻ lớn lên trong gia đình như vậy, chúng có thể hình thành sự thiếu tôn trọng người khác.

Về những thói quen xấu của cha mẹ, nhà văn Trịnh Uyên Khiết đã nói: “Muốn con cái hiếu thảo với mình thì cách tốt nhất là chính mình cũng phải hiếu thảo với cha mẹ".

Nếu bạn muốn con cái nên người, hiếu thuận với mình khi về già, hãy làm gương, kính trọng, chăm sóc người già, gieo mầm “hiếu thảo” cho con cái.

Cha mẹ thường xuyên quát, mắng mỏ con cái

4 kiểu cha mẹ không thể nuôi dạy những đứa con hiếu thảo, lớn lên ngỗ ngược, bất trị - Ảnh 3.

Người xưa có câu “thương cho roi cho vọt”. Tuy rằng xã hội không ngừng tiến bộ và phát triển nhưng vẫn có rất nhiều bậc cha mẹ sẽ sử dụng phương pháp giáo dục “thương cho roi cho vọt” để kỷ luật con cái.

Họ không ngờ rằng, việc cha mẹ đánh đập, mắng mỏ sẽ chỉ dẫn đến hai hậu quả cực đoan: Thứ nhất, trẻ sợ bị đánh, trở nên nghe lời, không dám phạm sai lầm và sau này trở nên rụt rè, nhát gan. Điều này gây bất lợi cho trẻ trong quá trình trưởng thành.

Hai là càng bị đánh, trẻ càng nổi loạn. Trong lòng sinh ra sự oán hận cha mẹ sâu sắc, tự nhiên sẽ không muốn chủ động hiếu thảo với cha mẹ.

Cha mẹ thiên vị

4 kiểu cha mẹ không thể nuôi dạy những đứa con hiếu thảo, lớn lên ngỗ ngược, bất trị - Ảnh 4.

Những gia đình có hai hoặc ba người con, cha mẹ sẽ không tránh khỏi sự thiên vị. Theo kết quả nghiên cứu, 70% cha mẹ dành tình cảm không đều cho con cái, tuy nhiên, tỷ lệ thực tế có thể cao hơn con số này.

Tuy nói “lòng bàn tay, mu bàn tay đều là thịt”, nhưng để đạt được sự công bằng tuyệt đối là điều không hề dễ dàng. Sự thiên vị của cha mẹ dễ khiến những đứa trẻ không được quan tâm trở nên sống nội tâm, ngày càng cô đơn, xa cách với cha mẹ. Trong khi đó, những đứa trẻ được ưu ái có thể trở nên kiêu ngạo, độc đoán, thái độ đối với cha mẹ cũng trở nên tệ bạc.

Không chỉ vậy, việc bố mẹ có cách đối xử thiên vị dễ gây ra mâu thuẫn tình cảm giữa những đứa trẻ với nhau. Quan hệ cha mẹ - con cái cũng vì thế mà bị ảnh hưởng. Khi chúng trưởng thành, sống độc lập, có thể sẽ không còn tình cảm với bậc sinh thành và muốn báo đáp, phụng dưỡng.

Theo Aboluowang