4 đồ vật quen thuộc trong nhà đang âm thầm biến tổ ấm thành "ổ bệnh", đừng tiếc rẻ mà giữ lại

Kim Phụng, Theo thanhnienviet.vn 10:53 03/04/2025
Chia sẻ

Chúng ta vẫn thường tiếc rẻ, trì hoãn việc thay mới hoặc loại bỏ những vật dụng đã cũ, bẩn hay hư hỏng mà không hề hay biết rằng chính sự trì hoãn đó đang đánh đổi bằng sức khỏe của cả gia đình.

Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên chưa chắc đã đủ để bảo vệ sức khỏe cho các thành viên trong gia đình bạn. Một số vật dụng tưởng chừng vô hại, thậm chí rất quen thuộc trong sinh hoạt hằng ngày, lại đang âm thầm trở thành ổ chứa vi khuẩn, nấm mốc và các tác nhân gây bệnh tật, thậm chí cả ung thư.

Việc chậm thay mới hoặc giữ lại những món đồ này vì thói quen hoặc tâm lý tiết kiệm có thể dẫn đến nhiều nguy cơ cho hệ hô hấp, da liễu và sức đề kháng của cả nhà.

1. Nồi chảo có lớp chống dính bong tróc

Mặc dù chảo chống dính rất tiện lợi cho việc nấu nướng, chiên rán thực phẩm, không dễ dính và ít khói, đặc biệt phù hợp với những người mới vào bếp, nhưng nhiều người có thể không biết rằng bề mặt của chảo chống dính được phủ một lớp phủ đặc biệt. Lớp phủ này có thể dễ dàng bong ra sau thời gian dài sử dụng hoặc cọ rửa không đúng cách.

4 đồ vật quen thuộc trong nhà đang âm thầm biến tổ ấm thành "ổ bệnh", đừng tiếc rẻ mà giữ lại- Ảnh 1.
4 đồ vật quen thuộc trong nhà đang âm thầm biến tổ ấm thành "ổ bệnh", đừng tiếc rẻ mà giữ lại- Ảnh 2.

Ảnh: Sohu

Khi lớp phủ bị nứt hoặc bong ra, các chất độc hại sẽ được sản sinh ra thông qua quá trình đun nấu. Nếu chúng ta tiếp tục sử dụng những chiếc nồi chảo như vậy, thức ăn chúng ta nấu có thể bị nhiễm những chất độc hại này, gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả gia đình.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại chảo gang, chảo inox thích hợp để chiên rán ở nhiệt độ cao, chiên ngập dầu hay xào nấu với nhiều mức giá khác nhau mà gia đình có thể lựa chọn để đảm bảo hiệu quả nấu ăn chống dính lại an toàn cho sức khỏe.

2. Các túi nilon khi mua hàng để tái sử dụng đựng thực phẩm

Nhiều loại túi nilon giá rẻ có chứa quá nhiều chất hóa dẻo. Nếu tái sử dụng để đựng rác thì hoàn toàn tốt nhưng để đựng thực phẩm thì tuyệt đối không nên. Thói quen nghe có vẻ tiết kiệm này có thể trực tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe của người dùng, thậm chí lượng chất hóa dẻo quá mức có thể có thể rò rỉ vào thực phẩm dẫn tới rối loạn nội tiết, bệnh gan thận và thậm chí là ung thư.

4 đồ vật quen thuộc trong nhà đang âm thầm biến tổ ấm thành "ổ bệnh", đừng tiếc rẻ mà giữ lại- Ảnh 3.
4 đồ vật quen thuộc trong nhà đang âm thầm biến tổ ấm thành "ổ bệnh", đừng tiếc rẻ mà giữ lại- Ảnh 4.
4 đồ vật quen thuộc trong nhà đang âm thầm biến tổ ấm thành "ổ bệnh", đừng tiếc rẻ mà giữ lại- Ảnh 5.

Ảnh: Sohu

Hơn nữa, một số túi nhựa có thể bị dính bụi bẩn khi cất giữ không đúng cách hoặc dính mùi, nước thực phẩm sống. Nếu lưu trữ trong thời gian dài, chúng có thể khiến cả căn nhà bốc mùi khó chịu. Tốt nhất, tránh cất giữ hoặc tái dùng các túi đã có mùi, biến dạng hoặc dính dầu mỡ. Để bảo quản thực phẩm cần dùng các túi zip đựng thực phẩm chuyên dụng, túi sinh học đạt chuẩn hoặc các hộp thủy tinh đảm bảo an toàn.

Thêm vào đó, quá nhiều túi nilon trong nhà mà không có cách lưu trữ phù hợp cũng sẽ khiến căn nhà trở nên lộn xộn và rối mắt, ảnh hưởng tới thẩm mỹ.

3. Bát đĩa bị sứt mẻ, nứt

Nếu bạn có những chiếc bát bị sứt mẻ ở nhà, tốt hơn hết là nên vứt chúng đi kịp thời. Những chiếc bát như vậy không chỉ ảnh hưởng đến công năng sử dụng mà còn có khả năng gây thương tích cho người khác.

4 đồ vật quen thuộc trong nhà đang âm thầm biến tổ ấm thành "ổ bệnh", đừng tiếc rẻ mà giữ lại- Ảnh 6.

Ảnh: Sohu

Thêm vào đó nếu các loại bát đĩa bị nứt không được rửa và làm khô đúng cách có thể trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi phát triển và gây bệnh khi chúng ta sử dụng.

Đặc biệt, nhiều loại bát đĩa tráng men màu công nghiệp rẻ tiền hoặc sứ kém chất lượng, tiếp tục sử dụng có thể khiến các chất hóa học thôi nhiễm vào thức ăn, nhất là khi đựng đồ nóng, chua hay dầu mỡ.

4. Các loại đũa dùng một lần

Sau mỗi lần gọi đồ ăn ngoài nhiều người có thói quen tích trữ các loại đũa thìa dùng một lần mà không biết rằng các loại đũa này cũng có thời hạn sử dụng. Nhất là nếu bảo quản ở khu vực ẩm ướt chúng dễ dàng bị ẩm mốc ảnh hưởng tới cơ thể của chúng ta, bao gồm cả bệnh hô hấp, bệnh da liễu,.. nếu vô tình tiếp xúc với các bào tử nấm.

4 đồ vật quen thuộc trong nhà đang âm thầm biến tổ ấm thành "ổ bệnh", đừng tiếc rẻ mà giữ lại- Ảnh 7.
4 đồ vật quen thuộc trong nhà đang âm thầm biến tổ ấm thành "ổ bệnh", đừng tiếc rẻ mà giữ lại- Ảnh 8.

Ảnh: Sohu

Không chỉ đũa dùng một lần, ngay cả đũa ăn trong gia đình cũng có thời hạn sử dụng. Đũa tre và gỗ sau khi sử dụng lâu ngày có thể có rãnh và vết nứt. Nếu không được lau khô sau khi vệ sinh, nguy cơ vi khuẩn và vi sinh vật sinh sôi có thể tăng lên, bao gồm vi khuẩn như tụ cầu vàng, vi khuẩn E.coli hay các loại nấm mốc như aflatoxin. Tất cả đều có liên quan tới rủi ro ngộ độc cấp tính thậm chí tiếp xúc trong thời gian dài có thể gây tổn thương gan, thận dẫn tới ung thư.

Nguồn: Aboluowang, Sohu

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày