Khi đến một độ tuổi nhất định, tạm có thể gọi là "trưởng thành", có kinh nghiệm sống, có địa vị xã hội, nhất định chúng ta cần cẩn trọng từ lời nói đến hành động.
Giữ thái độ khiêm tốn với người khác, đặc biệt là khi nói đến công việc và các mối quan hệ sẽ giúp chúng ta kiểm soát tốt hơn hình ảnh bản thân và hành vi của mình.
Điều này cũng có lợi, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản thân và người khác, cũng như hình thành cách suy nghĩ, hướng giải quyết mang tính xây dựng.
Làm việc gì cũng cần lịch sự, khiêm tốn. Đây là cách sống khôn ngoan và an toàn. Khiêm tốn là việc chú ý đến tu dưỡng đạo đức cá nhân, không tự kiêu, không buông thả, khoe khoang. Thái độ này cũng là một biểu hiện của việc bạn đã trưởng thành.
Tâm lý học đã chỉ ra rằng, nếu bạn suy nghĩ thấu đáo 4 vấn đề này trong thời gian dài chứng tỏ bạn đã là người thực sự trưởng thành, sớm có cuộc sống ổn định, an nhiên. Trưởng thành ở đây thật sự không đến từ tuổi tác, ngoại hình, giới tính hay địa vị xã hội, mà được thể hiện thông qua lời nói, cử chỉ, cách suy nghĩ và thái độ đối với cuộc sống.
1. Khiêm tốn khi thành công
Giữ thái độ khiêm tốn trong thời điểm thành công không chỉ chứng minh sự trưởng thành về tinh thần của một người mà còn khiến bạn tự tin đương đầu với những thách thức, khó khăn trong thời gian tới.
Sau khi thành công, người trưởng thành có thể nhìn thấu thái độ thực sự của những người xung quanh, đặc biệt là kẻ gian dối, lọc lừa. Không phải tất cả những nghĩa cử cao đẹp có được ở đỉnh cao đều là sự thật. Vì vậy, chúng ta cần suy nghĩ thấu đáo và phân biệt được đâu là điều thực sự có giá trị. Đồng thời đây là cách củng cố nguyên tắc và niềm tin cho bản thân.
Trước những lời khen ngập tràn, bạn cần cảnh giác, tránh cảm xúc tự mãn, kiêu căng.
Hãy luôn nhắc nhở bản thân phải khiêm tốn, tỉnh táo. Việc khoe khoang, chú trọng quá nhiều đến thành công, danh dự bề ngoài có thể dễ dàng khiến con người đánh mất chính mình, mù quáng tuân theo những tác động bên ngoài.
Người trưởng thành biết tôn trọng giá trị của bản thân, sẽ không bị lời khen giả dối đánh lừa, chứ đừng nói là bị ngoại cảnh lay chuyển. Trên con đường thành công phải giữ thái độ khiêm tốn. Đây là điều quan trọng nhất. Nếu quên phương hướng mình đang đi thì rất có thể biến thành công thành thất bại.
2. Kiểm soát cảm xúc khi gặp thất bại
Khi đối mặt với thất bại, những người trưởng thành thực sự thường có thái độ kiểm soát cảm xúc tốt.
Không phải vì ích kỷ hay thờ ơ, mà vì một người trưởng thành biết rằng cảm xúc và nỗi đau của mình chỉ có thể tự mình chịu đựng và giải quyết, còn người khác không thể giúp mình thoát khỏi tình trạng khó khăn.
Ngoài ra, họ cũng hiểu rằng việc than vãn, khóc lóc quá mức sẽ chỉ khiến tình hình trở nên khó khăn hơn, mang lại cảm giác chán nản và bất lực.
Ngay cả khi khiến những người xung quanh không thích, họ vẫn sẵn sàng dành thời gian quý báu của mình để suy ngẫm và tổng kết bài học. Đồng thời, họ tìm ra giải phát cho các vấn đề từng bước, nhằm xây dựng sự tự tin và động lực của mình.
Tất nhiên có những lúc họ nhờ đến sự giúp đỡ. Nhưng người này sẽ chỉ tìm kiếm sự hỗ trợ và động viên từ người thân và bạn bè thân thiết nhất của họ. Điều này giúp họ quản lý cảm xúc và nâng cao hiệu quả làm việc. Từ đó củng cố hơn nữa mục tiêu của mình, từng bước tiến tới thành công cuối cùng.
3. Đề cao vai trò gia đình
Đối với những người thực sự trưởng thành, gia đình là bến đỗ và chỗ dựa quan trọng nhất. Họ sẽ làm mọi cách để bảo vệ và duy trì mối quan hệ và trách nhiệm gia đình. Họ luôn tìm cách hỗ trợ những người thân yêu về cả tài chính lẫn tinh thần. Đồng thời, họ tránh mang lại cảm xúc tiêu cực và lo lắng cho gia đình càng nhiều càng tốt.
Chính sự trưởng thành trong nội tâm mà họ coi những người thân trong gia đình là của cải quý giá nhất. Và họ không muốn để lại những lỗi lầm, sự cố của mình làm ảnh hưởng đến sự ổn định và hạnh phúc gia đình. Những người như vậy hiểu rất rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình.
Đồng thời, họ cũng sẽ tôn trọng và coi trọng người lớn tuổi, không tùy tiện nổi nóng khi ở nhà. Họ có những lời nói và hành động thiết thực để thể hiện tình cảm với những người thân yêu.
4. Chú ý đến lời nói và hành động ở nơi làm việc
Nơi làm việc là nơi cạnh tranh quyền lợi. Vì vậy, chúng ta phải luôn cảnh giác và tỉnh táo, không dễ dàng tin tưởng bất cứ ai, chứ đừng nói đến việc tiết lộ những bí mật nhỏ.
Vào những thời điểm quan trọng, chúng ta cần phải giữ thái độ khiêm tốn, đặc biệt là thận trọng trước những người tiền nhiệm. Như vậy, chúng ta mới từng bước có được chỗ đứng vững chắc, phát huy hết được năng lực, từ đó đón đầu những thách thức và cơ hội trong sự nghiệp.
Chúng ta rất dễ đánh mất mình trong kiểu cạnh tranh độc hại tại nơi làm việc. Nhưng nếu chúng ta có thể giữ thái độ khiêm tốn và ôn hòa, không vội vã thì sẽ tập trung và đạt được kết quả tốt hơn.