Ung thư tuyến tuỵ là loại ung thư với tỷ lệ tử vong và di căn cao. Theo quan điểm của nhiều người, những bệnh nhân thường mắc ung thư tuyến tuỵ đều là do hút thuốc, uống rượu mỗi ngày.
Tuy nhiên mới đây, bác sĩ đã thông tin trường hợp nam thanh niên Zhao Lei (Trung Quốc) tuy chỉ mới 30 tuổi nhưng đã mắc loại ung thư này dù không hút thuốc, uống rượu. Được biết, khoảng 6 tháng trước khi phát hiện, anh đã thường xuyên xuất hiện triệu chứng đau dạ dày. Điều tra tiền sử còn phát hiện Zhao Lei mắc gan nhiễm mỡ, viêm tuỵ mãn tính và sỏi ống tuỵ.
Sau khi bác sĩ tìm hiểu thêm, ông phát hiện Zhao Lei dù không có tiền sử gia đình mắc bệnh, không tiếp xúc với hoá chất nhưng anh thường xuyên thích những đồ chiên rán, dầu mỡ và ăn quá nhiều.
Đôi khi, để giải toả căng thẳng, anh đã lựa chọn việc ăn thật nhiều cùng một lúc những món yêu thích như thịt kho, gà rán, thịt nướng, sầu riêng… Thói quen ăn uống tưởng chừng vô hại này hoá ra lại và vấn đề lớn nhất.
Các bác sĩ cho biết, tuyến tụy là một trong những cơ quan tiêu hóa chính của cơ thể con người. Dịch tụy tiết ra có chứa nhiều loại enzyme có thể tiêu hóa protein, chất béo và carbohydrate. Tuy nhiên, ăn quá nhiều sẽ kích thích tiết ra một lượng lớn dịch tụy, khiến áp lực trong ống tụy tăng đột ngột và gây hại cho cơ thể. Sự viêm nhiễm lâu dài của các mô xung quanh có thể kích thích viêm tuyến tuỵ, từ đó kéo đến ung thư.
1. Kiểm soát tiểu đường và bệnh lý chuyển hóa
Tiểu đường tuýp 2 và các vấn đề chuyển hóa có liên quan đến tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy. Điều quan trọng là kiểm soát mức đường huyết thông qua việc tập thể dục, ăn uống cân bằng và tuân thủ các chỉ định y tế.
2. Thay đổi thói quen ăn uống
Hạn chế tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo bão hòa và đường như đồ ăn nhanh, đồ ngọt, thịt đỏ, thịt chế biến sẵn.
Tăng cường chất xơ, rau xanh, trái cây trong chế độ ăn. Nhiều nghiên cứu cho thấy chế độ ăn giàu chất xơ giúp cải thiện tiêu hóa và giảm nguy cơ ung thư tuyến tụy.
3. Duy trì cân nặng ổn định
Béo phì là một trong những yếu tố hàng đầu gây ung thư tuyến tụy. Duy trì cân nặng khỏe mạnh thông qua chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục đều đặn là cần thiết để giảm nguy cơ.
1. Căng thẳng quá nhiều
Bác sĩ đã phát hiện rằng, mặc dù bà Lý có vẻ ngoài lạc quan nhưng bà vẫn luôn phải đối mặt với áp lực lớn từ gia đình và công việc. Nghiên cứu cho thấy căng thẳng kéo dài làm gia tăng nồng độ cortisol, một loại hormone stress gây suy yếu hệ miễn dịch. Điều này tạo điều kiện cho tế bào ung thư phát triển do cơ thể không còn khả năng kiểm soát tốt các phản ứng viêm và sửa chữa mô.
Một nghiên cứu từ trường Đại học Johns Hopkins cũng chỉ ra rằng căng thẳng mãn tính có thể thúc đẩy quá trình di căn của tế bào ung thư, làm tăng nguy cơ tái phát bệnh sau khi điều trị. Điều này cho thấy, dù có thói quen sống lành mạnh, việc không kiểm soát được căng thẳng có thể làm giảm khả năng bảo vệ cơ thể trước ung thư.
2. Ăn quá nhiều đường và chất béo
Dù bà Lý thường uống đủ nước nhưng chế độ ăn của bà lại chứa nhiều đường và chất béo, đặc biệt là những bữa ăn tối muộn, quá no. Điều này gây áp lực lên tuyến tụy, cơ quan dễ bị viêm mãn tính do chế độ ăn uống không khoa học, làm tăng nguy cơ ung thư.
Một nghiên cứu từ Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ cũng khẳng định, chế độ ăn giàu chất béo, carbohydrate đơn làm gia tăng sự viêm nhiễm ở cơ thể và nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy. Đặc biệt, việc ăn nhiều đồ ngọt và ăn đêm có thể làm tăng nguy cơ béo phì, một yếu tố nguy cơ khác của ung thư.
3. Quá lười thăm khám sức khỏe định kỳ
Bà Lý thừa nhận với bác sĩ rằng mình quá tự tin về sức khỏe nên lười thăm khám sức khỏe định kỳ. Chính sai lầm này đã khiến bà bỏ qua cơ hội được phát hiện ra bệnh ở giai đoạn đầu.
Ung thư tuyến tụy là một trong những loại ung thư khó phát hiện nhất vì các triệu chứng ban đầu thường không rõ ràng. Nghiên cứu cho thấy, sàng lọc định kỳ có thể phát hiện ung thư trong giai đoạn sớm, giúp tăng khả năng điều trị thành công. Đặc biệt những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư hoặc các yếu tố nguy cơ cao thì càng cần phải chú ý.
Nguồn: Aboluowang