3 nữ sinh viên đại học bị suy buồng trứng dẫn đến vô sinh do nhiều năm liền thức đêm chơi điện tử

Chơn, Theo Tổ Quốc 19:59 09/01/2021

Khi Tiểu Quyên là sinh viên năm nhất của một trường cao đẳng đến bệnh viện để khám, người ta bất ngờ phát hiện cô bị suy buồng trứng sớm và có thể bị vô sinh suốt đời...

Gần đây, bác sĩ Mao Zenghui, Giám đốc Trung tâm Sinh sản, Bệnh viện Phụ sản và Nhi đồng Zhangsa (Trung Quốc) đã tiếp nhận 3 bà mẹ dẫn con gái là sinh viên đại học đến viện khám trong cùng một ngày và họ đều được chẩn đoán bị suy buồng trứng sớm, có thể sẽ vô sinh cả đời. Những cô gái đang ở độ tuổi đôi mươi như vậy mà nghe được tin này quả thực là khó tin.

Trong đó, trường hợp của Tiểu Quyên (20 tuổi) là sinh viên năm nhất của một trường cao đẳng ở Zhangsa có lẽ là câu chuyện đau xót nhất.

3 nữ sinh viên đại học bị suy buồng trứng dẫn đến vô sinh do nhiều năm liền thức đêm chơi điện tử - Ảnh 1.

Nghe kết quả chẩn đoán bị suy buồng trứng sớm của bác sĩ, Tiểu Quyên và mẹ hoàn toàn sụp đổ

Hai năm trước, Tiểu Quyên bị mê trò chơi trên điện thoại di động và thường thức khuya để chơi game với một vài người bạn. Thường thì họ chơi đến 2 hoặc 3 giờ sáng. Sáu tháng trở lại đây, Tiểu Quyên thấy mình luôn bị mất ngủ, ra mồ hôi trộm, kinh nguyệt không đều nên năn nỉ mẹ đưa đến Bệnh viện Phụ sản và Nhi đồng Zhangsa để khám. Kết quả là cô nhận được chẩn đoán bị suy buồng trứng sớm. Nghe tin có thể bị hiếm muộn suốt đời, hai mẹ con Tiểu Quyên vô cùng suy sụp.

Suy buồng trứng sớm là hiện tượng vô kinh trước 40 tuổi do suy buồng trứng gây ra, thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 25 đến 35 tuổi. Chỉ mới ở độ tuổi đôi mươi, đó là những năm tháng rực rỡ và tươi đẹp nhất trong cuộc đời của một cô gái. Tại sao Tiểu Quyên lại mắc chứng suy buồng trứng sớm?

Nguyên nhân dẫn đến suy buồng trứng sớm có rất nhiều, chẳng hạn như giảm cân quá mức, lão hóa sớm, tâm lý quá căng thẳng dẫn đến các triệu chứng mãn kinh tiềm ẩn, nhiễm virus, bệnh miễn dịch, kích thích rụng trứng quá nhiều, hút thuốc và uống rượu thường xuyên...

3 nữ sinh viên đại học bị suy buồng trứng dẫn đến vô sinh do nhiều năm liền thức đêm chơi điện tử - Ảnh 2.

Với trường hợp của Tiểu Quyên, đó là do cô đã thức khuya trong thời gian dài. Bác sĩ Mao Zenghui cho biết, bệnh nhân suy buồng trứng sớm ngày càng trẻ hóa, điều này liên quan nhiều đến việc thức khuya trong thời gian dài.

Cơ thể con người tiết ra nhiều hormone nhất vào ban đêm, từ 10 giờ đêm đến 11 giờ đêm là thời kỳ cao điểm để cơ thể tiết ra hormone tăng trưởng, có lợi cho việc phục hồi các chức năng của cơ thể, trong đó có chức năng buồng trứng. Thức khuya làm gián đoạn quá trình phục hồi chức năng buồng trứng, nếu cứ diễn ra như vậy sẽ dẫn đến suy buồng trứng sớm.

Thức khuya có hại hơn bạn tưởng tượng!

Việc thức khuya thường xuyên còn có gây ra 7 tác hại dưới đây cho sức khỏe!

1. Dễ dẫn đến bệnh tiểu đường

Theo các chuyên gia nội tiết, nhiều người không biết rằng việc đi ngủ muộn, thức khuya thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường nếu thường xuyên đi ngủ muộn, thức khuya sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường rất nhiều. Giống như hạt giống gặp môi trường thích hợp, nó sẽ sớm bén rễ và nảy mầm.

2. Dễ gây đột tử

Theo các chuyên gia tim mạch, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngủ muộn, thức khuya, thiếu ngủ kéo dài là nguyên nhân quan trọng dẫn đến huyết áp cao, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và mạch máu não đột ngột, dễ dẫn đến đột tử.

3 nữ sinh viên đại học bị suy buồng trứng dẫn đến vô sinh do nhiều năm liền thức đêm chơi điện tử - Ảnh 3.

3. Tăng nguy cơ ung thư

Các yếu tố miễn dịch của con người hầu hết được hình thành trong khi ngủ, ngủ muộn và thức đêm kéo dài sẽ dẫn đến giảm khả năng miễn dịch, mệt mỏi, thiếu năng lượng, dễ bị cảm.

Miễn dịch là hàng rào tự nhiên của cơ thể chống lại ung thư, suy giảm khả năng miễn dịch sẽ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư. Một số nghiên cứu đã khẳng định rằng thức khuya có liên quan mật thiết đến việc tăng nguy cơ ung thư vú và ung thư ruột kết.

Ví dụ, phụ nữ thức khuya lâu sẽ bị rối loạn kinh nguyệt, trẻ em thức khuya lâu sẽ ảnh hưởng đến việc bài tiết hormone tăng trưởng, dẫn đến hàng loạt các vấn đề về tăng trưởng; người bị bệnh gan, tiêu hóa kém thức khuya sẽ làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn, bệnh nặng hơn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, dẫn đến suy giảm thêm sức khỏe đường tiêu hóa và gan.

4. Gây suy nhược thần kinh

Thần kinh giao cảm của người cần được nghỉ ngơi vào ban đêm và hưng phấn vào ban ngày, nhưng thần kinh giao cảm của người thức khuya lại bị kích thích vào ban đêm. Trong ngày sau khi đi ngủ muộn và thức khuya, dây thần kinh giao cảm sẽ không được hưng phấn hoàn toàn, khiến người bệnh mất sức, chóng mặt, giảm trí nhớ, kém chú ý, phản ứng chậm, hay quên, chóng mặt, nhức đầu...

Lâu dần, các vấn đề nghiêm trọng hơn như suy nhược thần kinh, mất ngủ sẽ xảy ra.

3 nữ sinh viên đại học bị suy buồng trứng dẫn đến vô sinh do nhiều năm liền thức đêm chơi điện tử - Ảnh 4.

5. Giảm khả năng sinh sản

Đối với nam và nữ trong độ tuổi sinh đẻ nếu thường xuyên ngủ muộn, thức khuya sẽ ảnh hưởng đến hoạt động và số lượng tinh trùng của nam giới, ảnh hưởng đến quá trình bài tiết nội tiết tố nữ và chất lượng của trứng, đồng thời dễ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

6. Khô mắt giảm thị lực

Ngủ muộn và thức khuya có thể gây hại cho đôi mắt của bạn hơn cả "mắt gấu trúc". Việc sử dụng mắt quá nhiều trong thời gian dài có thể gây đau, khô và các vấn đề khác cho mắt, thậm chí khiến người bệnh bị khô mắt.

3 nữ sinh viên đại học bị suy buồng trứng dẫn đến vô sinh do nhiều năm liền thức đêm chơi điện tử - Ảnh 5.

Ngoài ra, hiện nay nhiều bạn trẻ nghịch điện thoại trước khi đi ngủ, mỏi cơ mắt cũng gây giảm thị lực. Tình trạng mệt mỏi quá mức do thức khuya cũng có thể gây ra viêm võng mạc trung tâm, dẫn đến mất thị lực đột ngột.

7. Da khô dễ bị đốm

Từ 23h tối đến 3h sáng hôm sau là thời gian vận khí, cũng là lúc kinh mạch trong cơ thể chạy về túi mật và gan. Hai cơ quan này nếu không được nghỉ ngơi đầy đủ sẽ biểu hiện trên da, dễ gặp các vấn đề như sần sùi, da vàng, thâm nám và nổi mụn.

Nguồn và ảnh: Kknews, Healthline, Sina