Dưới đây là 3 loại canh "rất bổ" nhưng nếu ăn sai cách dễ gây tác động tiêu cực tới sức khỏe:
Canh xương hầm có thể sử dụng đa dạng nguyên liệu gồm xương ống, sụn, tủy xương, xương đuôi và thịt động vật như thịt gà, thịt bò, thịt lợn tới rau củ cùng gia vị hầm như thuốc bắc có thảo quả, quế, hồi, táo tàu hay gừng, tỏi,... Loại canh này cung cấp một loại protein dạng sợi chất lượng cao là collagen và chuyển thành gelatin khi nấu chín. Nhưng cần tránh:
- Hầm quá lâu: Nhiều người cho rằng, canh xương hầm càng lâu thì càng bổ dưỡng. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Ngoài nước thì canh xương hầm còn có một số vitamin B , axit amin và các peptide nhỏ. Cho dù được hầm trong bao lâu thì hàm lượng protein trong canh xương hầm cũng chỉ đặt tỷ lệ hòa tan protein ở mức 6 - 15%, có nghĩa là có tới hơn 85% protein vẫn còn trong các thành phần của canh hầm và chất dinh dưỡng trong canh sẽ không tăng lên khi thời gian nấu tăng lên - ngoại trừ hàm lượng purin tăng. Nhất là với các loại canh có chứa nội tạng động vật thì lượng purin sẽ tăng cao hơn nếu nấu trong thời gian dài.
Ảnh: Southern Living
Điều này làm dấy lên lo ngại về nguy cơ hấp thụ quá nhiều purin dễ sản sinh ra axit uric, dẫn đến bệnh gút và sỏi axit uric. Trong những trường hợp nghiêm trọng, nó thậm chí có thể gây tổn thương thận và dẫn đến suy thận.
- Nêm nếm quá nhiều muối: Nước canh hầm xương vốn dĩ cho vị ngọt khá tự nhiên cùng lượng natri nhất định nhưng để tăng hương vị "đậm đà" hơn khi ăn, nhiều người vẫn nêm nếm thêm muối. Một vài thống kê cho biết, một bát súp hầm có thể chứa tới 2 gam muối - xấp xỉ bằng một nửa khuyến nghị về lượng muối có thể tiêu thụ mỗi ngày của WHO là 5 gam. Nếu bạn chỉ uống một bát súp và ăn một ít rau trong bữa ăn, bạn sẽ vượt quá giới hạn muối tiêu thụ chỉ trong vài phút!
Cũng bởi vì có thể chứa natri và mỡ động vật, phốt pho khi hầm nên người bị bệnh tim mạch, huyết áp cao, bệnh thận nên thận trọng khi ăn canh xương hầm.
Ảnh: The Subversive Table
Canh rau xanh chẳng hạn như canh rau cải, canh rau dền, rau muống,... rất giàu vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe tổng thể.
Nhưng khi ăn không hết, nhiều gia đình lựa chọn hâm nóng lại canh rau xanh để qua đêm cho bữa ngày hôm sau. Thói quen tiết kiệm này tưởng chừng như không gây hại nhưng canh rau để qua đêm không những đã bị mất đi hầu hết chất dinh dưỡng trong đó mà còn sinh ra nhiều nitrit hơn.
Tiêu thụ thường xuyên thực phẩm giàu nitrit đã được chứng minh là có liên quan tới nhiều loại bệnh tiêu hóa, bao gồm cả ung thư do nitrit chuyển hóa thành nitrosamine rất độc hại.
Ảnh: Coles
Các loại canh, súp hải sản có hàm lượng protein cao. Nếu thỉnh thoảng ăn sẽ rất tốt cho sức khỏe. Nhưng nếu ăn quá nhiều, có thể tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa gây đau bụng, đầy hơi, buồn nôn và nôn mửa, tiêu chảy,...
Hơn nữa, ngoài lượng đạm cao thì trong hải sản như tôm, cua, hàu,... còn có nhiều khoáng chất như canxi, kẽm, sắt, đồng, kali. Với những người bị viêm khớp hoặc bị gút, lượng kẽm trong đồ hải sản có thể phá hủy sụn khớp và gây đau, sưng, cứng khớp.
Ảnh: Fit Slow Cooker Queen
Ngoài ra, nếu ăn không hết, để canh cá hoặc canh hải sản qua đêm sẽ sản sinh ra một lượng lớn sản phẩm phân hủy protein trong canh sau một đêm, dễ gây tổn hại đến chức năng gan và thận.
Nguồn: Aboluowang