3 câu "cửa miệng" của cha mẹ thông minh: Ai hay dùng sẽ nuôi dạy được những đứa trẻ có EQ cao ngất

Nguyên An, Theo Đời sống & Pháp luật 15:03 15/01/2025
Chia sẻ

Thường xuyên được lắng nghe và chia sẻ bằng những lời nói này sẽ giúp con bạn thêm tự tin, bình tĩnh để đối phó với những áp lực và căng thẳng trong cuộc sống.

Trí tuệ cảm xúc là yếu tố rất quan trọng trong sự trưởng thành của con trẻ, là cơ sở để trẻ tự điều tiết cảm xúc của bản thân và thích nghi với xã hội sau này. Trẻ em có trí tuệ cảm xúc kém có thể dễ thu mình và nổi loạn, khó kết bạn và có thể không giữ được các mối quan hệ với mọi người khi lớn lên. Để có thể nuôi dạy một đứa trẻ có trí tuệ cảm xúc cao, ngay từ hôm nay, các bậc phụ huynh hãy bắt đầu thay đổi từ chính bản thân mình trước. Những cha mẹ thường xuyên lắng nghe, trò chuyện và khích lệ con cái sẽ giúp nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc của những đứa trẻ, khiến con thêm tự tin và ngày càng vững vàng hơn trong cuộc sống.

“Con giỏi quá, làm tốt lắm”

Các chuyên gia thương nhắc nhở các bậc cha mẹ rằng phải biết khen con, vì nếu muốn con làm điều gì đó hoặc tạo động lực cho con, thì sự khen ngợi sẽ có ích hơn nhiều so với việc đánh mắng. Tuy nhiên, lời khen không có nghĩa là tâng bốc một cách thái quá. Điều này có thể dẫn đến tác dụng ngược, khiến con trẻ trở nên tự cao và không biết điều gì mới thực sự đúng đắn. 

Ví dụ, nếu trẻ chủ động chào hỏi với người khác, mẹ có thể khen ngợi: “Con làm tốt lắm, vừa rồi con đã cư xử rất lịch sự”. Bằng cách này, trẻ có thể biết được mình đã làm tốt việc gì và lần sau sẽ lặp lại hành động tương tự

Ngoài ra, khi ở độ tuổi ngày một trưởng thành, phải chịu sự ảnh hưởng của thành tích và điểm số, trẻ em có thể trở nên thất vọng và suy sụp tinh thần vì những khuyết điểm của bản thân. Đây chính là lúc cần đến câu nói: “Con đã làm rất tốt” để giúp nâng cao sự tự tin của trẻ.

Lời khen ngợi và khẳng định của cha mẹ đối với những nỗ lực chính là chìa khóa để nuôi dưỡng sự ổn định về mặt cảm xúc của trẻ. Khi trẻ biết rằng những nỗ lực của mình được nhìn nhận và ghi nhận, chúng sẽ có động lực để làm mọi việc và dũng cảm đối mặt với thất bại một cách bình tĩnh hơn.

3 câu "cửa miệng" của cha mẹ thông minh: Ai hay dùng sẽ nuôi dạy được những đứa trẻ có EQ cao ngất- Ảnh 1.

Ngôn ngữ là cầu nối giữa cảm xúc và là công cụ quan trọng trong việc hình thành tính cách, hành vi của trẻ. Bằng cách thường xuyên nói “Bố/mẹ hiểu con”, “chúng ta cùng nghĩ cách nhé” và “Con đã làm rất tốt rồi” với con mình, không chỉ giúp con trẻ học cách quản lý cảm xúc tốt hơn mà còn nâng cao sự tự tin và khả năng giải quyết vấn đề của những đứa trẻ. Phía sau những lời khích lệ này là tình yêu thương, sự hỗ trợ sâu sắc và là nguồn năng lượng không thể thiếu trong hành trình trưởng thành của mỗi đứa trẻ.

“Con ơi, nếu con làm như vậy, mẹ sẽ cảm thấy…”

Một người có EQ cao luôn mang trong mình sự đồng cảm, tức là khả năng đặt mình vào vị trí của người khác để đánh giá và xem xét vấn đề. Đây là yếu tố không thể thiếu trong các mối quan hệ của trẻ từ thời thơ ấu đến khi trưởng thành. Những đứa trẻ không có sự đồng cảm sẽ cư xử ích kỷ và thiếu tinh tế hơn. Khi lớn lên, chúng sẽ không thể tương tác tốt với đồng nghiệp hay bạn đời, cũng không thể hiểu được sự vất vả hay tấm lòng của cha mẹ.

Vì vậy, khi trẻ thể hiện những hành động ích kỷ, chúng ta cần thẳng thắn chia sẻ và cho con biết cảm nhận của mình như: “Con ơi, nếu con làm như vậy mẹ sẽ rất buồn”, “Nếu bạn cùng lớp cũng làm như vậy với con, con sẽ cảm thấy thế nào”?, hay “Nếu con không thích bị như thế này, vậy theo con bạn A có thích không?”...

3 câu "cửa miệng" của cha mẹ thông minh: Ai hay dùng sẽ nuôi dạy được những đứa trẻ có EQ cao ngất- Ảnh 2.

Con có thể giúp mẹ việc này không?

Những bậc phụ huynh quá nuông chiều sẽ dễ khiến cho con trẻ nảy sinh cảm giác ỷ lại và không chịu lắng nghe những lời căn dặn. Tuy nhiên, nếu liên tục bắt ép trẻ phải làm mọi việc thường xuyên dùng những lời nói nặng nề cũng sẽ gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho con. Trong cuộc sống thường ngày, cha mẹ nên chủ động đưa ra những lời đề nghị đơn giản và thể hiện sự tôn trọng đối với con. Khi bạn hỏi “con có thể giúp bố/mẹ việc này không?” sẽ giúp nâng cao tinh thần trách nhiệm và rèn luyện kỹ năng thực hành của trẻ.

Bạn đã bao giờ nói 3 câu trên với con mình chưa? Muốn con có trí tuệ cảm xúc cao, mẹ phải dành cho con đủ tình yêu thương và sự kiên nhẫn. Đồng thời, cũng phải để con đủ tin tưởng để chủ động đi theo sự hướng dẫn của cha mẹ. Bản thân các bậc phụ huynh cũng phải làm gương cho con cái. Hãy luôn giữ thái độ lịch sự và đối xử với người khác thật tử tế, có như vậy trẻ mới có thể học hỏi và tiếp tục phát huy những điều đúng đắn.

(Theo 163 news)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày