NGÀNH HỌC của anh chồng Á hậu Phương Nhi: Thu nhập có thể lên 80 triệu đồng/tháng, nhưng tiêu chí cực khắt khe

PV, Theo Đời sống & Pháp luật 14:20 15/01/2025
Chia sẻ

Đây là ngành học có thu nhập khá cao nếu đi đúng lộ trình và nỗ lực hết mình.

Bên cạnh Phạm Nhật Minh Hoàng - chồng của Phương Nhi, dân tình cũng dành nhiều sự quan tâm đến anh chồng của nàng Hậu là Phạm Nhật Quân Anh (SN 1993). 

Phạm Nhật Quân Anh tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Quản trị Kinh doanh, sau đó về làm việc tại Tập đoàn năm 2015. Lần đầu tiên Phạm Nhật Quân Anh lộ diện trước truyền thông trong một buổi lễ ký kết hợp tác vào cuối năm 2023 với vai trò Phó Tổng giám đốc khối sản xuất của công ty thành viên thuộc tập đoàn gia đình. Kể từ đây, Phạm Nhật Quân Anh cũng dần xuất hiện nhiều hơn trong các sự kiện quan trọng.

Về cuộc sống đời thường, cả Minh Hoàng và anh trai đều rất kín tiếng, không mấy khi lộ diện trên truyền thông. Lần gần nhất cả hai anh em đứng chung trong một khung hình vào tháng 12/2024 trong một lễ trao giải về khoa học và công nghệ. Cả hai được nhận xét có nhiều nét giống nhau từ gương mặt đến vóc dáng. Ngoài ra cộng đồng mạng cho rằng đều rất khó so bì bởi 2 nam thiếu gia đều giỏi, mỗi người quản lý một mảng riêng.

NGÀNH HỌC của anh chồng Á hậu Phương Nhi: Thu nhập có thể lên 80 triệu đồng/tháng, nhưng tiêu chí cực khắt khe- Ảnh 1.

Phạm Nhật Quân Anh.

Ngành Quản trị kinh doanh là gì?

Đây là một lĩnh vực học thuật và chuyên môn, nghiên cứu về các nguyên tắc và kỹ thuật quản lý áp dụng trong việc điều hành và phát triển các tổ chức kinh doanh. Đây là một ngành học đa dạng, bao gồm nhiều chủ đề như kế hoạch hóa chiến lược, quản lý tài chính, tiếp thị, quản lý nhân sự, quản lý dự án, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý rủi ro, và nhiều hơn nữa.

Sinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để phân tích, lập kế hoạch và giải quyết các vấn đề kinh doanh; đồng thời, họ cũng sẽ học cách đưa ra quyết định chiến lược, lãnh đạo và quản lý nhân sự, tối ưu hóa nguồn lực và phát triển doanh nghiệp.

Các chương trình đào tạo trong ngành Quản trị kinh doanh thường bao gồm cả lý thuyết và thực hành, với các dự án thực tế, thực tập tại doanh nghiệp và các phương pháp học tập tương tác nhằm mục đích chuẩn bị sinh viên cho môi trường làm việc thực tế. Sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành quản trị kinh doanh, sinh viên có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ các doanh nghiệp tư nhân, nhà nước đến các tổ chức phi lợi nhuận.

Ngành này tập trung vào việc phát triển và thực hiện các chiến lược trong kinh doanh, quản lý tài chính, Marketing, quản trị nhân sự,... nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh.

Thu nhập ngành Quản trị Kinh doanh có mức lương ra sao?

Mức lương trong ngành Quản trị kinh doanh thường được điều chỉnh tùy theo khả năng và kinh nghiệm làm việc của từng cá nhân. Đối với những người có nhiều năm kinh nghiệm và đã làm việc tại các tập đoàn lớn, mức lương thường cao, thường dao động từ 15 - 20 triệu đồng/tháng. 

Cấp bậc và chức vụ của nhân viên đặc trưng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến mức lương trong ngành Quản trị kinh doanh. Thông thường, mức lương sẽ tăng theo cấp bậc chức vụ, tức là chức vụ càng cao thì mức lương cũng sẽ cao hơn và ngược lại. Với nhân viên thử việc, mức lương nhận được có thể chỉ 4 - 5 triệu đồng/tháng. Nhân viên kinh doanh nhận khoảng 6 - 8 triệu đồng/tháng. Nếu có hiệu suất bán hàng tốt, nhân viên kinh doanh còn có thể nhận được khoản tiền hoa hồng bổ sung.

Chuyên viên có thu nhập dao động từ 8 - 15 triệu đồng/tháng; Trưởng phòng có thu nhập từ 10 - 15 triệu đồng/tháng. Vị trí Giám đốc có thu nhập khoảng 20 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, mức lương này có thể biến đổi tùy thuộc vào lợi nhuận của doanh nghiệp trong từng tháng. Với những nhân viên có thâm niên từ 7 – 10 năm kinh nghiệm, vị trí cao, năng lực tốt, chịu được áp lực công việc cao thì thu nhập có thể lên đến 80 triệu đồng/tháng.

Để nâng cao mức lương ngành Quản trị kinh doanh, bạn cần trau dồi thêm kiến thức chuyên ngành cùng một số kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý, kỹ năng giao tiếp,…Nâng cao trình độ và kỹ năng. Đầu tiên và quan trọng nhất là không ngừng học hỏi và phát triển kỹ năng chuyên môn cũng như kỹ năng mềm như: Tăng cường kinh nghiệm làm việc, xây dựng mạng lưới làm việc, tìm kiếm cơ hội thăng tiến, thương lượng lương. 

Tố chất của người học ngành Quản trị Kinh doanh

1. Đam mê kinh doanh: Đam mê kinh doanh đồng nghĩa với việc sẵn lòng vượt qua khó khăn và thử thách để đạt được mục tiêu. Không ngại giao hàng, không e dè khi giới thiệu sản phẩm. Đặt công sức vào việc tư vấn và bán hàng cho khách hàng, luôn cập nhật những biến động của thị trường.

2. Không ngại khó khăn, thách thức: Người làm Quản trị kinh doanh thường cần có sự quyết đoán và can đảm để đối mặt với những thách thức, khó khăn trong công việc. Kinh doanh là một lĩnh vực đầy cạnh tranh và thay đổi nhanh chóng, vì vậy sự xông xáo và tinh thần sẵn lòng đối mặt với khó khăn rất cần thiết. Họ cần có khả năng đưa ra quyết định nhanh chóng và tự tin là rất quan trọng để giải quyết vấn đề và tận dụng cơ hội kinh doanh.

3. Nhạy bén, thực tế, linh hoạt: Thị trường kinh doanh luôn thay đổi và phát triển. Các xu hướng mới, công nghệ mới và thay đổi trong hành vi người tiêu dùng có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Tính cách linh hoạt, nhạy bén giúp người làm Quản trị kinh doanh nhận biết các thay đổi và điều chỉnh chiến lược để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

4. Thích ứng nhanh chóng: Cạnh tranh trong doanh nghiệp ngày càng khốc liệt. Để tồn tại và phát triển, người làm Quản trị kinh doanh cần có khả năng thích ứng với các biến đổi trong cách thức hoạt động của đối thủ cạnh tranh, tìm ra cách để cải thiện và tạo ra lợi thế cạnh tranh.

Tổng hợp 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày