3 cách cân đối chi tiêu tuy cơ bản nhưng không phải ai cũng biết để dùng

Cô Chang, Theo Trí Thức Trẻ 14:28 29/06/2022
Chia sẻ

Hãy tìm kiếm sự giàu có trong khi duy trì sự ổn định.

Về tiêu dùng cá nhân và quản lý tài chính, tôi chắc chắn không phải là một người thành công, mà còn là đã đi đường vòng, từng vấp ngã trước ngưỡng cửa tự do tài chính. Cuối cùng, tôi cũng đã rút ra ba mẹo nhỏ dễ dàng áp dụng vào cuộc sống sau một khoảng thời gian dài không ngừng học cách lập kế hoạch chi tiêu.

Đầu tiên, bạn nên nhận biết về tài sản và những khoản nợ của bản thân. Đây là bước đầu tiên trong mọi hoạt động tiêu dùng và đầu tư. Tôi đã lập bảng cân đối kế toán của riêng mình hàng tháng và chia tài sản thành: tài sản lưu động (tiền có thể thu được ngay lập tức), tài sản cố định (khoản tiền ban đầu sau khi đáo hạn), tài sản vốn chủ sở hữu, các khoản phải thu (tiền mà người khác nợ tôi). Còn các khoản nợ sẽ được chia thành: thế chấp, khoản vay cá nhân, khoản phải trả (hóa đơn thẻ tín dụng).

3 cách cân đối chi tiêu tuy cơ bản nhưng không phải ai cũng biết để dùng  - Ảnh 1.

(Ảnh minh hoạ)

Tại sao phải chia các mục này? Đầu tiên là phải biết tỷ trọng của từng loại tài sản trong tổng tài sản, đồng thời thực hiện điều chỉnh giữa các loại tài sản tỷ lệ mà bạn cho là phù hợp vì tôi là kiểu người "tìm kiếm sự giàu có trong khi duy trì sự ổn định". Ngoài ra, khi biết được sự thay đổi tài sản của bản thân theo hàng tháng, từ đó chúng ta sẽ dễ dàng lập kế hoạch tiêu dùng tương ứng phù hợp.

Hãy lập kế hoạch cho các khoản chi lớn và ghi lại các khoản chi nhỏ một cách cụ thể. Vào đầu năm, tôi sẽ lập kế hoạch chi tiêu lớn bao gồm mua bảo hiểm cho gia đình, chuẩn bị cho gia đình đi nghỉ mát, mua sắm các vật dụng cần thiết cho gia đình và đưa tiền cho bố mẹ tôi trong các dịp lễ. Những việc này sẽ được lập kế hoạch trước, sau đó cộng các chi phí cần thiết hàng ngày khi ở riêng, đây là chi phí chi tiêu ước tính hàng năm của tôi. Để ít nhất nếu sau này tổng hợp lại, tôi cũng không bị shock vì mình đã chi ra nhiều như vậy cho các khoản cố định. Riêng đối với các khoản chi nhỏ hoặc khoản chi bất ngờ, tôi cũng sẽ ghi lại cẩn thận để có thể dễ dàng đối chiếu vào cuối tháng.

Cuối cùng, đừng rơi vào bẫy của chủ nghĩa tiêu dùng. Tôi thường nhìn thấy những đoạn quảng cáo cho vay sinh viên cực kỳ hấp dẫn, đối tượng họ nhắm đến là những người trẻ tuổi, người mới đi làm đang túng thiếu bởi các khoản cần phải chi để đáp ứng nhu cầu mua sắm nhưng không biết cách đề phòng với kiểu cho vay cứ nghĩ là hời này. Họ còn quá nhỏ để hiểu xã hội tồi tệ như thế nào, cũng như cái giá phải trả của sự lựa chọn này. Mỗi quyết định bạn đưa ra đều định hình cuộc đời bạn, và bạn sẽ trở thành người như thế nào.

Nếu bạn không biết đầy đủ về "khoản vay trần" thì ít nhất cũng nên tìm kiếm từ khóa để xem trường hợp xấu nhất có thể xảy ra nếu bạn đâm đầu vào vay là gì. Tại vì còn trẻ nên không có hiểu biết về vấn đề vay nợ này không phải là lời bào chữa.

3 cách cân đối chi tiêu tuy cơ bản nhưng không phải ai cũng biết để dùng  - Ảnh 2.

(Ảnh minh hoạ)

Tôi đã học được một câu rất quan trọng trong Gossip Girl là: "I don't take anything I can’t pay off" (Tôi sẽ không lấy những gì tôi không thể trả). Vậy nên, nếu bạn muốn mua một thứ gì đó, hãy cố gắng kiếm tiền một cách hợp pháp và phù hợp, hoặc kiểm soát ham muốn của mình nếu không muốn đổ mồ hôi, công sức để sắm sửa món đồ trong mơ.

https://kenh14.vn/3-cach-can-doi-chi-tieu-tuy-co-ban-nhung-khong-phai-ai-cung-biet-de-dung-20220627232401998.chn
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày