Anh Hoàng 24 tuổi (Phúc Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc) nhập viện trong tình trạng đau bụng dưới bên phải. Sau khi tiến hành nội soi, bác sĩ phát hiện ruột thừa của anh Hoàng xuất hiện những dấu hiệu bất thường.
Bác sĩ Vương Văn thuộc Hiệp hội Y khoa Phúc Kiến cho biết, hầu hết bệnh ung thư ruột đều phát triển từ các khối u - thường gọi là polyp ác tính trong đường ruột. Trong trường hợp của anh Hoàng, tỷ lệ mắc ung thư khởi phát lên tới 20%, tỷ lệ mắc ung thư đến cuối đời là gần 100%.
Anh Hoàng điều trị tại bệnh viện
Các bác sĩ sau khi tiến hành hội chẩn đã quyết định phẫu thuật loại bỏ tổn thương tiền ung thư cho anh Hoàng bằng phương pháp nội soi. Đến thời điểm hiện tại, anh Hoàng đã dần hồi phục.
Bác sĩ chỉ ra rằng, có nhiều yếu tố dẫn đến polyp đường ruột. Tuy nhiên trong số đó, thói quen sinh hoạt không tốt là nguyên nhân chính và tăng nguy cơ mắc ung thư đường ruột. Với anh Hoàng, nguyên nhân chủ yếu là do thói quen uống lượng lớn rượu trắng mỗi ngày gây ra.
Các bác sĩ cho biết, rượu được coi là chất gây ung thư cao. Các tế bào tổn thương do rượu có thể làm biến đổi DNA và làm tăng nguy cơ gây ung thư. Cùng với đó, rượu có thể tạo điều kiện cho các hoá chất độc hại thâm nhập vào cơ thể.
Không chỉ uống rượu, anh Hoàng còn thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm có hại cho đường tiêu hoá như những đồ chiên rán, nướng...
Giống như các căn bệnh ung thư khác, ung thư ruột là một căn bệnh thầm lặng. Nhiều bệnh nhân đã đến giai đoạn muộn thậm chí đã di căn nhưng không có bất kỳ dấu hiệu khác biệt nào về thể chất.
Bác sĩ Vương Văn cũng khuyến cáo, những người có tiền sử gia đình mắc ung thư dạ dày và những người trên 40 đến 45 tuổi nên bắt đầu tầm soát ung thư ruột. Hơn nữa, nếu thường xuyên ăn đồ nhiều dầu mỡ, đồ muối chua, uống rượu... thì nên tiến hành kiểm tra sức khoẻ sớm.
1. Ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu
Những thực phẩm này chứa lượng lớn chất xơ có thể giúp thúc đẩy nhu động ruột thường xuyên và duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh cũng như giảm thời gian các chất có hại tiếp xúc với niêm mạc đại tràng.
Mỗi người trưởng thành nên ăn ít nhất 30 gram chất xơ mỗi ngày.
2. Rau củ quả nhiều màu sắc
Các loại rau củ và hoa quả chứa lượng lớn vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và chất phytochemical, giúp bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương và giảm viêm. Cùng với đó, việc sử dụng các loại hoa quả với nhiều màu sắc sặc sỡ thường chứa một số hợp chất như carotenoid và flavonoid có liên quan đến việc bảo vệ cơ thể khỏi các tế bào ung thư.
3. Rau họ cải
Các loại rau như bông cải xanh, súp lơ trắng, bắp cải, cải Brussels (bắp cải tí hon) và cải xoăn rất giàu hợp chất có tác dụng bảo vệ chống lại ung thư.
Chúng chứa nhiều glucosinolates có thể chuyển hóa thành hợp chất có hoạt tính sinh học với tác dụng chống ung thư tiềm năng. Những hợp chất này có thể giúp ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và hỗ trợ quá trình giải độc của cơ thể.
4. Tỏi và hành
Đây là những loại gia vị quen thuộc rất giàu hợp chất lưu huỳnh hữu cơ khả năng chống ung thư. Chúng có thể giúp ức chế sự phát triển của tế bào ung thư cũng như hỗ trợ cơ chế bảo vệ của cơ thể.
5. Nguồn protein nạc
Việc thay thế các loại thịt siêu chế biến, thịt đỏ bằng thịt gia cầm, cá, các loại đậu và đậu phụ cũng có thể giúp giảm nguy cơ ung thư ruột một cách hiệu quả. Mỗi người nên nạp từ 110 đến 120 gram protein nạc mỗi bữa ăn.
Thịt đỏ và các loại thịt đã qua chế biến khiến cơ thể tiếp xúc nhiều hơn với các hợp chất có hại được hình thành trong quá trình chế biến chẳng hạn như amin dị vòng (HCA) và hydrocacbon thơm đa vòng (PAH) có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh chết người.
Nguồn: Newqq