Khi gặp ai đó lần đầu tiên, cách bạn chào họ có thể định hình giọng điệu cho toàn bộ cuộc trò chuyện. Một số lời chào không trang trọng có thể ngay lập tức khiến mọi người khó chịu, tùy thuộc vào tình huống. Đôi khi chúng có thể gây hiểu lầm là quá thân mật hoặc thậm chí là thiếu tôn trọng.
Không nhất thiết lúc nào cũng phải quá trang trọng, nhưng việc tạo ra sự cân bằng phù hợp là rất quan trọng.
Sự nhiệt tình có thể là một cách phá băng tuyệt vời, nhưng nếu quá đà, mọi người có thể cảm thấy bị ép buộc hoặc thậm chí là quá sức. Những người kín đáo hơn có thể thấy khó chịu và nghĩ rằng bạn chỉ đang giả vờ tích cực.
Vì vậy, bạn nên cẩn thận và chọn cách tiếp cận phù hợp với bối cảnh. Dưới đây là 11 lời chào khó chịu khiến mọi người ngay lập tức mất hứng thú, mất thiện cảm khi gặp bạn lần đầu.
Đây là cách chắc chắn khiến mọi người không thích bạn. Việc bắt ai đó đoán xem bạn là ai có vẻ hợp lý sau khi đã quen biết một thời gian, giống như một trò đùa nhỏ, nhưng nếu chỉ mới làm quen thì điều đó không hiệu quả.
Làm sao họ có thể đoán được bạn là ai khi chỉ gặp một lần trước đó? Câu nói này cũng có thể gây hiểu lầm là bạn kiêu ngạo.
Lời chào nên cân bằng giữa sự lịch sự và chân thực. Bạn có khoảng thời gian ngắn để tạo ấn tượng mạnh mẽ với người mình gặp, vậy tại sao không tận dụng nó, hoặc tốt hơn nữa là sử dụng những lời chào chung chung.
Một nghiên cứu tại Đại học Glasgow phát hiện ra rằng, những lời chào ngắn gọn như "Xin chào" có thể định hình ấn tượng đầu tiên. Lời nói dẫn đến những phán đoán tức thời về các đặc điểm tính cách của bạn như sự đáng tin cậy hoặc khả năng thích nghi. Một lời chào cũng có thể định hình cách người khác nhìn nhận bạn. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn tạo được ấn tượng tốt thay vì nói một câu chuyện cười cũ rích không gây được ấn tượng.
Đừng bắt người mới gặp đoán xem bạn là ai. (Ảnh: Shutterstock)
Câu nói này làm nổi bật ngoại hình tiêu cực của người đó. Nó có thể bị người khác hiểu sai và khiến bạn có vẻ vô cảm. Bạn đừng bao giờ bình luận về ngoại hình của ai đó trừ khi được yêu cầu, vì điều đó thu hút sự chú ý không mong muốn vào một chủ đề nhạy cảm. Khi bạn nhận xét người đối diện trông mệt mỏi, bạn đang ngụ ý rằng họ không trông đẹp, điều này có thể khiến họ cảm thấy tự ti hoặc bị phán xét.
TS Romeo Vitellie cho biết, các tín hiệu cụ thể trên khuôn mặt có thể ảnh hưởng đến cuộc gặp gỡ ban đầu của chúng ta với người khác. Thường chúng ta mất từ 30 giây đến 2 phút để đưa ra phán đoán về người khác.
Vitelli cũng lưu ý rằng, những người có vẻ mệt mỏi do mí mắt sụp xuống hoặc các dấu hiệu kiệt sức khác có thể bị coi là kém thông minh hoặc kém nhanh nhẹn về mặt tinh thần. Tốt hơn là bạn nên chào hỏi theo hướng tích cực hơn, tập trung vào sự tương tác hơn là vẻ ngoài của họ.
Đừng bình luận về ngoại hình của ai đó trừ khi được yêu cầu. (Ảnh: Shutterstock)
Việc nhận xét một người họ cao hay thấp cũng là khiếm nhã. Mọi người đều biết mình trông thế nào khi rời khỏi nhà, vì vậy ngoài việc nói chuyện phiếm, chủ đề này là không cần thiết khi bạn mới gặp ai đó. Không ai kiểm soát được chiều cao của mình và việc đề cập đến nó có thể khiến họ cảm thấy có điều gì đó không ổn.
Ấn tượng đầu tiên rất quan trọng, đặc biệt nếu đây là người mới mà bạn phải gặp hàng ngày. Thay vì giao tiếp với tính cách hoặc khả năng của người đó, bạn sai lầm khi tập trung ngay vào điều mà họ không thể thay đổi về bản thân.
Khen ngợi tính cách, sở thích hoặc thành tích sẽ tốt hơn; nó tạo ra bầu không khí chào đón và khiến họ cảm thấy được coi trọng hơn.
Việc nhắc đến việc họ cao hay thấp cũng là khiếm nhã. (Ảnh: Shutterstock)
Ấn tượng đầu tiên dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, vì vậy việc bắt đầu bằng một câu hỏi kiểu này là quá trực tiếp. Lời chào này có vẻ hơi đối đầu, tạo cảm giác người đó có vấn đề với bạn dù thực tế có thể ngược lại. Câu nói đó nghe giống cuộc thẩm vấn hơn là lời chào.
Những người chào hỏi theo cách như vậy có thể đang đưa ra những phán đoán vội vàng về người kia, trong khi đối phương thậm chí còn không có cơ hội để nói.
Một nghiên cứu công bố trên Psychological Science phát hiện ra rằng, mọi người hình thành phán đoán về đặc điểm của người khác trong vòng 100 mili giây đầu tiên sau khi gặp, chủ yếu dựa trên ngoại hình khuôn mặt và các tín hiệu phi ngôn ngữ.
Cách tiếp cận tốt hơn là đặt những câu hỏi về bản thân họ thay vì vội vàng phòng thủ.
Lời chào này bắt đầu nghe giống một cuộc thẩm vấn hơn. (Ảnh: Shutterstock)
Hỏi ai đó làm nghề gì để kiếm sống là bình thường, nhưng hỏi họ kiếm được bao nhiêu tiền có thể là đi quá xa. Mọi người thường thích thiết lập lòng tin và mối quan hệ trước khi thảo luận về tài chính cá nhân với người lạ.
Rất nhiều điều khác nhau có thể diễn ra trong tâm trí một người khi được hỏi câu hỏi này trong lần tương tác đầu tiên. Họ không thể biết liệu bạn đang cố gắng đo lường vị thế nghề nghiệp giữa hai người hay bạn gắn giá trị với thu nhập của họ.
Lời chào thiếu tế nhị này phủ nhận những phẩm chất khác mà họ có, như tính cách, kinh nghiệm hoặc thậm chí là đam mê. Cho dù đó là trong bối cảnh chuyên nghiệp hay cuộc gặp gỡ thông thường, đây vẫn là một thước đo hời hợt.
Cách tiếp cận tôn trọng hơn là hỏi về tài năng hoặc sở thích. Điều này sẽ tạo ra cuộc thảo luận và cơ hội để hiểu họ hơn. Sớm hay muộn, họ sẽ chia sẻ những chi tiết đó với bạn.
Không nên hỏi về thu nhập của người khác khi bắt đầu trò chuyện. (Ảnh: Shutterstock)
Lời chào này hạ thấp người khác và có thể khiến họ cảm thấy xấu hổ. Hãy tưởng tượng bạn đến muộn trong một sự kiện quan trọng như đám cưới hoặc buổi hẹn hò, và ai đó lớn tiếng nói điều này với bạn. Bạn có thể cảm thấy như mình đang bị đặt vào thế khó xử vì một điều gì đó tầm thường, đặc biệt là nếu bạn chỉ đến muộn vài giây hoặc vài phút.
Lời xin lỗi đơn giản và một chút tha thứ sẽ có tác dụng rất lớn ở đây. Bạn cũng cần hiểu rằng, thời gian chỉ là một cấu trúc xã hội và không phải là vấn đề lớn khi nói đến các sự kiện cá nhân.
Một lời xin lỗi đơn giản và một chút tha thứ sẽ hay hơn. (Ảnh: Shutterstock)
Ngay cả khi bạn chỉ định đùa, câu nói này dành cho một người mới gặp cũng giống như đặt tất cả "hành lý cảm xúc" của bạn lên bàn. Hầu hết mọi người không muốn bị so sánh với người khác ngay lập tức, đặc biệt là người yêu cũ của bạn.
Tập trung vào người mới và tìm hiểu họ tốt hơn là nhắc lại lịch sử cá nhân của bạn ngay từ đầu. Không ai thích trở thành người giữ chỗ cho đến khi bạn và người yêu cũ quay lại với nhau.
Nên tránh nhắc đến người yêu cũ ít nhất cho đến khi hai bạn hiểu nhau. Theo một nghiên cứu của Dating Advice, 64% người Mỹ thích không nói về các mối quan hệ quá khứ trong buổi hẹn hò đầu tiên.
Không nên nói về các mối quan hệ trong quá khứ trong buổi hẹn hò đầu tiên. (Ảnh: Shutterstock)
Khi ai đó hỏi câu hỏi này lúc gặp bạn lần đầu, thực ra họ không có ý muốn biết bạn đến từ đâu. Họ muốn biết dân tộc và quốc tịch của bạn, cũng như cha mẹ bạn đến từ đâu. Đây là một câu hỏi phức tạp đòi hỏi nhiều sắc thái để giải mã, nhưng sẽ đơn giản hơn nhiều nếu hỏi những gì thực sự muốn biết.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y khoa Bệnh viện Anh cho thấy, việc đặt câu hỏi trên có thể đóng vai trò như sự từ chối bản sắc của một người. Bất kể mục đích là gì, câu hỏi này được coi là hành vi gây hấn nhỏ, ngụ ý rằng những cá nhân có xuất thân chủng tộc khác được coi là người ngoài cuộc.
Việc đặt câu hỏi có thể đóng vai trò như sự từ chối bản sắc của một người. (Ảnh: Shutterstock)
Một số lời chào ngay lập tức khiến mọi người khó chịu vì chúng mang tính trình diễn. Câu chào này không chỉ thô lỗ với người bạn gặp lần đầu mà còn khiến họ có vẻ như không xứng đáng với thời gian của bạn. Bạn không chỉ làm hỏng ấn tượng với người mới mà còn làm hỏng hình ảnh mà người khác có về bạn.
Tham gia trò chuyện xã giao có một số lợi ích, như giúp bạn giao lưu và khiến bạn vui vẻ. Một nghiên cứu từ Đại học Arizona phát hiện ra rằng, những cuộc trò chuyện có ý nghĩa đem lại niềm vui lớn hơn, nhưng trò chuyện xã giao cũng không gây hại cho sức khỏe của mọi người, dù nó không mang lại mức độ thỏa mãn như một cuộc trò chuyện thực sự.
Đây là một trong những lời chào khó chịu khiến mọi người mất hứng. (Ảnh: Shutterstock)
Lời chào này hoàn toàn liên quan đến giọng điệu và cách diễn đạt. Nếu nói quá mạnh mẽ, nó sẽ có vẻ xa cách, nhưng nếu nói một cách tò mò thì giống như bạn đang quan tâm. Một nghiên cứu được công bố bởi Sage Journals phát hiện ra rằng, giọng điệu của các câu hỏi khảo sát có thể ảnh hưởng đáng kể đến câu trả lời.
Đây là lý do tại sao không chỉ lời bạn nói quan trọng, mà cả cách bạn nói cũng vậy. Cách bạn nói chuyện với người khác có thể nói lên rất nhiều điều về bạn và mối quan hệ của bạn với họ.
Những tín hiệu phi ngôn ngữ giúp xác định phiên bản nào của lời chào này đang được nói ra. Một nụ cười và tư thế thoải mái sẽ hướng theo phía tích cực hơn. Bạn càng nhẹ nhàng, người kia sẽ càng dễ tiếp thu. Chắc hẳn bạn không muốn ấn tượng đầu tiên về mình là một người đang mắng mỏ người khác bằng những câu hỏi mà bạn không cần câu trả lời.
Đây không phải là lời chào tốt nhất để nói với người mà bạn vừa mới gặp. (Ảnh: Shutterstock)
Đây không phải là điều tốt nhất để nói với người vừa mới gặp, đặc biệt là nếu những gì hai bạn cần thảo luận khá quan trọng. Nếu đây là một người bạn lâu năm đang nói đùa thì không sao, nhưng với cuộc gặp nghiêm túc như phỏng vấn xin việc không nên. Câu nói đó khiến người ta cảm thấy họ và vấn đề của họ không được coi trọng.
(Nguồn: Yourtango)