10 sai lầm trong ứng xử mà lãnh đạo EQ cao không bao giờ mắc phải: Từ quản lý nhân viên để quản trị chính mình, nắm chắc thì công việc luôn suôn sẻ

Hoàng Lan, Theo Trí thức trẻ 05:30 12/04/2022

Người sếp giỏi, có EQ cao thì biết những điều nên làm là chưa đủ, họ còn cần phải biết cả những điều không nên làm.

Trí thông minh cảm xúc đã được khoa học chứng minh là cần thiết đối với tất cả mọi người trong cuộc sống. Với các nhà lãnh đạo, EQ cao lại càng có nhiều ý nghĩa thiết thực đưa họ tới thành công. Mặt khác, hầu hết mỗi chúng ta đều có thể cải thiện các khía cạnh thuộc về EQ của bản thân, như tự nhận thức, tự điều chỉnh, tạo động lực, tăng sự đồng cảm và các kỹ năng xã hội.

Bởi vậy, nếu muốn cải thiện EQ ngay lúc này, hãy học theo những nhà lãnh đạo có EQ cao - những người đã làm chủ tất cả các khía cạnh của trí thông minh cảm xúc. Cụ thể hơn, hãy xem xét, ghi nhớ một số điều mà những người này không bao giờ làm, để có thể từng bước trở thành con người như họ:

Mất bình tĩnh

Những người có EQ cao sẽ không mất bình tĩnh và công kích cấp dưới trong các cuộc họp. Họ sẽ không gửi một email hay gọi một cuộc điện thoại bốc đồng để rồi phải xin lỗi vào ngày hôm sau. Họ luôn suy nghĩ trước khi hành động, và biết cách lấy lại bình tĩnh trong những tình huống căng thẳng hoặc lo lắng. Một số thậm chí còn biết cách khai thác mặt trái của những tình huống đó.

10 sai lầm trong ứng xử mà lãnh đạo EQ cao không bao giờ mắc phải: Từ quản lý nhân viên để quản trị chính mình, nắm chắc thì công việc luôn suôn sẻ - Ảnh 1.

Phớt lờ cảm xúc của bản thân

Giữ bình tĩnh không có nghĩa là vô cảm. Các nhà lãnh đạo có chỉ số EQ cao cũng phải trải qua căng thẳng, thất vọng, nản lòng và những cảm xúc tiêu cực khác. Tuy nhiên sự khác biệt nằm ở chỗ họ có thể nhận ra những cảm xúc này khi chúng đang diễn ra, và biết thể hiện một cách phù hợp, có tính xây dựng ở nơi làm việc.

10 sai lầm trong ứng xử mà lãnh đạo EQ cao không bao giờ mắc phải: Từ quản lý nhân viên để quản trị chính mình, nắm chắc thì công việc luôn suôn sẻ - Ảnh 2.

Để thất bại làm nản lòng

Các nhà lãnh đạo có EQ cao luôn rất giỏi nhìn ra mặt tích cực trong tin xấu và học hỏi từ những sai lầm hoặc thất bại. Đó là bởi vì bản chất họ luôn được thúc đẩy bởi công việc - ở đây, công việc thôi thúc sự tò mò và kết nối họ với một mục đích cao hơn.

Những người này luôn có động lực vì họ hướng đến chiến tích dài hạn chứ không phải chiến thắng trước mắt, và hiểu rằng không phải tất cả các trải nghiệm đều thành công, nhưng mọi trải nghiệm đều có giá trị.

10 sai lầm trong ứng xử mà lãnh đạo EQ cao không bao giờ mắc phải: Từ quản lý nhân viên để quản trị chính mình, nắm chắc thì công việc luôn suôn sẻ - Ảnh 3.

Chỉ tuyển dụng người có các kỹ năng về công việc

Những người sếp có EQ cao có thể dễ dàng xem qua sơ yếu lý lịch để nhìn nhận các kỹ năng mềm và đặc điểm tình cảm, cảm xúc của ứng viên phù hợp với văn hóa làm việc tại công ty họ. Đó là bởi vì họ rất giỏi trong việc nhìn nhận một con người trên phương diện cảm xúc, và luôn biết rằng trong công việc, chỉ lành nghề là chưa đủ.

10 sai lầm trong ứng xử mà lãnh đạo EQ cao không bao giờ mắc phải: Từ quản lý nhân viên để quản trị chính mình, nắm chắc thì công việc luôn suôn sẻ - Ảnh 4.

Đồng ý với mọi thứ

Thông minh về mặt cảm xúc không có nghĩa là luôn cố làm hài lòng người khác hay chỉ biết đồng ý. Các nhà lãnh đạo EQ cao không bao giờ đồng ý với mọi thứ, vì họ hiểu sâu sắc điểm mạnh và điểm yếu của bản thân.

Họ tự tin vào khả năng của mình, nhưng cũng hiểu rõ những lĩnh vực cần giúp đỡ - và không ngại yêu cầu điều đó. Họ cũng giữ vững lập trường trong các cuộc tranh luận. Nếu không đồng ý với ý kiến nào, họ sẽ ngay lập tức phản biện. Đó là điều làm nên bản lĩnh và sự tin cậy của các nhà lãnh đạo này.

10 sai lầm trong ứng xử mà lãnh đạo EQ cao không bao giờ mắc phải: Từ quản lý nhân viên để quản trị chính mình, nắm chắc thì công việc luôn suôn sẻ - Ảnh 5.

Ngắt lời người khác

Các nhà lãnh đạo EQ cao luôn dành cho người đối diện sự chú ý toàn diện, không hề xao nhãng, biết lắng nghe quan điểm của người đó và tìm cách hiểu nó. Họ không bao giờ ngắt lời khi người khác đang trình bày một vấn đề nào đó, mà luôn biết tôn trọng và lắng nghe một cách chân thành nhất.

10 sai lầm trong ứng xử mà lãnh đạo EQ cao không bao giờ mắc phải: Từ quản lý nhân viên để quản trị chính mình, nắm chắc thì công việc luôn suôn sẻ - Ảnh 6.

Tránh xung đột

Việc phải đối chất với đồng nghiệp thường không có gì vui vẻ, thậm chí còn rất nặng nề, nhưng những người có EQ cao không né tránh những cuộc trò chuyện căng thẳng đó. Họ tận dụng xung đột như một cơ hội để tạo dựng lòng tin sâu sắc hơn, tìm ra điểm chung và củng cố mối quan hệ trong công việc với những người khác.

10 sai lầm trong ứng xử mà lãnh đạo EQ cao không bao giờ mắc phải: Từ quản lý nhân viên để quản trị chính mình, nắm chắc thì công việc luôn suôn sẻ - Ảnh 7.

Dồn việc cho ai đó

Nhờ ý thức mạnh mẽ về giá trị bản thân và nguồn động lực dồi dào bên trong tâm trí, những người thông minh về cảm xúc luôn hoàn thành tốt vai trò của mình. Mặt khác, vì biết đồng cảm và nhạy cảm với cảm xúc của người khác, nên họ cũng muốn đội ngũ của mình hạnh phúc và viên mãn như họ.

Họ sẽ nhận ra khi ai đó trong tập thể đang gặp khó khăn hoặc căng thẳng, và điều chỉnh công việc để giảm bớt áp lực - chứ không dồn thêm việc cần làm.

10 sai lầm trong ứng xử mà lãnh đạo EQ cao không bao giờ mắc phải: Từ quản lý nhân viên để quản trị chính mình, nắm chắc thì công việc luôn suôn sẻ - Ảnh 8.

Giữ mối hận thù trong lòng

Những nhà lãnh đạo có EQ cao biết làm những gì cần thiết để xử lí căng thẳng và lo lắng trong cuộc sống và trong môi trường làm việc, do đó họ không bao giờ giữ sự tức giận hay thù hận trong lòng. Họ cũng sẽ giữ mình tránh xa khỏi nguồn cơn tức giận bằng mọi giá.

10 sai lầm trong ứng xử mà lãnh đạo EQ cao không bao giờ mắc phải: Từ quản lý nhân viên để quản trị chính mình, nắm chắc thì công việc luôn suôn sẻ - Ảnh 9.

Gạt bỏ những ý tưởng mới

Đừng ngại trình bày một ý tưởng mới với người sếp có EQ cao, ngay cả khi nó đi ngược lại ý tưởng của họ. Sở dĩ như vậy, vì mặc dù các nhà lãnh đạo này luôn tự tin vào quyết định của chính mình, họ cũng là những người có tư duy phản biện. Họ sẽ lắng nghe mọi ý kiến mới mẻ và sẵn sàng chấp nhận rủi ro để thay đổi hướng đi vì lợi ích cuối cùng của tập thể.

10 sai lầm trong ứng xử mà lãnh đạo EQ cao không bao giờ mắc phải: Từ quản lý nhân viên để quản trị chính mình, nắm chắc thì công việc luôn suôn sẻ - Ảnh 10.

Theo Enterprise project

https://kenh14.vn/10-sai-lam-trong-ung-xu-ma-lanh-dao-eq-cao-khong-bao-gio-mac-phai-tu-quan-ly-nhan-vien-de-quan-tri-chinh-minh-nam-chac-thi-cong-viec-luon-suon-se-20220411093737978.chn