1. Tiếp tục sử dụng nồi có lớp chống dính bong tróc
Nồi/chảo chống dính rất được ưa chuộng vì mang đến sự tiện lợi khi nấu nướng lẫn vệ sinh. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, lớp phủ chống dính trên nồi/chảo sẽ bị bong ra. Đây là lý do tại sao sau một thời gian sử dụng bạn cảm thấy thức ăn liên tục bị dính sát vào đáy nồi chảo.
Nhưng nhiều người không để ý đến điều này và vẫn vô tư nấu ăn. Đây quả thực là một sai lầm tai hại. Bởi vì lớp chống dính trên nồi/chảo thường được trang bị phần kim loại bằng nhôm bên dưới để ngăn cách với thức ăn. Một khi lớp chống dính bong tróc thì lớp nhôm này sẽ gây phản ứng xấu với thực phẩm. Về lâu về dài, "họa từ miệng đi vào", sức khỏe có nguy cơ bị đe dọa.
Bởi vậy, nếu thấy sản phẩm gia dụng chống dính trong nhà có dấu hiệu trầy xước, tốt nhất bạn không nên sử dụng mà hãy thay mới. Đừng vì coi trọng vấn đề chi phí mà làm ảnh hưởng đến bản thân và gia đình.
02. Một can dầu ăn dùng trong một năm
Khi mua dầu ăn trong tiệm tạp hóa hay siêu thị, chúng ta sẽ xem xét thời hạn sử dụng. Về cơ bản, con số trung bình rơi vào khoảng 18 tháng. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng này ám chỉ thời hạn sử dụng trước khi mở. Một khi dầu ăn đã mở, thời hạn sử dụng sẽ bị rút ngắn rất nhiều.
Tôi biết rất nhiều người chọn loại dầu ăn có dung tích lớn và nghĩ rằng có thể sử dụng một hoặc hai năm liên tục. Nhưng trên thực tế, chỉ cần mở nắp thì tốt nhất bạn chỉ nên dùng nấu ăn trong vòng ba tháng.
Dầu ăn đã mở sẽ tiếp xúc với không khí, gây ra quá trình oxy hóa khiến các chất dinh dưỡng trong dầu cũng sẽ bị phá hủy và mất đi. Đối với những người có dạ dày nhạy cảm, việc sử dụng dầu ăn đã mở trong thời gian dài có thể gây rối loạn hệ vi khuẩn đường tiêu hóa và dẫn đến các vấn đề về đường tiêu hóa.
Vì vậy, vì lợi ích sức khỏe, nếu không thể dùng hết một thùng dầu lớn trong thời gian quá dài. Thay vì thế, bạn có thể cân nhắc mua loại dầu ăn cỡ nhỏ để phù hợp nhu cầu nấu nướng hơn.
03. Tái sử dụng dầu ăn
Một số gia đình đặc biệt thích ăn đồ chiên rán như gà rán, khoai tây chiên, cá rán... Những món ăn này cần lượng dầu nhiều hơn so với các món thông thường. Do vậy, nhiều bà nội trợ cảm thấy sẽ rất lãng phí nếu dầu bị vứt đi sau khi chỉ sử dụng một lần. Suy nghĩ này dẫn đến hành động: Thu gom tất cả dầu chiên và giữ lại để nấu ăn cho lần tiếp theo!
Tiết kiệm là tốt nhưng trong trường hợp này, việc tiết kiệm không được khuyến khích bởi vì việc đun nóng dầu đã qua sử dụng nhiều lần sẽ tạo ra chất gây ung thư - acrylamide. Ngoài ra, lượng axit béo chuyển hóa trong dầu cũng sẽ tăng cao, đây chính là thủ phạm làm gia tăng bệnh tim mạch vành.
Vì vậy, hãy từ bỏ ý định tái sử dụng dầu ăn.
04. Nêm quá nhiều muối
Theo thống kê, trung bình, một người châu Á tiêu thụ 10 gam muối mỗi ngày - con số này gấp đôi so với lượng khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới.
Tôi biết có rất nhiều người có khẩu vị mặn mạnh và cảm thấy thức ăn không có hương vị nếu không có đủ muối. Nhưng bạn có bao giờ nghĩ rằng ăn quá nhiều muối có thể gây hại cho sức khỏe, tăng gánh nặng cho thận và tăng nguy cơ mắc bệnh về huyết áp và tim mạch.
Nếu là người có chế độ ăn mạnh, tôi thật lòng khuyên bạn nên học cách thay đổi để có thể bảo vệ sự cân bằng lành mạnh của cơ thể!
05. Đợi dầu ăn bốc khói mới cho thực phẩm vào
Các loại dầu chúng ta sử dụng hiện nay hầu hết là dầu đậu phộng tinh luyện, dầu ngô và các loại dầu thực vật khác. Chúng có hàm lượng axit béo không bão hòa cao. Nếu bạn đợi cho đến khi dầu ăn bắt đầu bốc khói mới cho rau hay thịt vào, các axit béo không bão hòa có lợi sẽ bị phá hủy.
Từ đây sẽ sản sinh ra các chất có hại có thể gây tổn thương cho khí quản, phổi và da của chúng ta. Nói một cách đơn giản, nấu ăn bằng chảo nóng với dầu có nhiệt độ vừa phải sẽ an toàn và lành mạnh hơn rất nhiều!
Theo: Toutiao