Lê là một loại trái cây được người Nhật rất yêu thích. Vào mùa lê, các gia đình người Nhật thường dùng làm món tráng miệng, ép thành nước ép để uống, hoặc dùng lê trong các món salad... Người Nhật thích lê bởi chúng có vị ngọt rất tự nhiên, mọng nước lại dồi dào vitamin và khoáng chất. Lê vừa thơm ngon, tươi mát, ăn không ngán mà còn cực kỳ tốt cho sức khỏe.
Một số lợi ích sức khỏe cơ bản của quả lê bao gồm - cải thiện hệ thống miễn dịch, thúc đẩy giảm cân, điều chỉnh lượng đường trong máu, giúp tim khỏe mạnh, chữa lành vết thương và giải độc, ức chế sự hình thành của tế bào ung thư.
Trong lê có chứa vitamin B-phức hợp, C và K, khoáng chất, kali, hợp chất phenolic, folate, chất xơ, đồng, mangan, magiê...
Bác sĩ nội tiết Li Aiguo (chuyên gia Khoa Nội tiết của Bệnh viện Hữu nghị Trung - Nhật), người tiểu đường có thể ăn lê. Bởi loại quả này có chỉ số đường huyết thấp, chất xơ dồi dào trong nó có thể làm chậm quá trình hấp thụ glucose vào máu. Tiêu thụ lê hàng ngày giúp cải thiện độ nhạy insulin thường xuyên và góp phần giảm nguy cơ biến chứng do bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, lê còn là loại quả có tác dụng phòng chống bệnh ung thư. Lý do là bởi trái lê chứa nhiều chất chống ung thư chẳng hạn như anthocyanin và cinnamic. Một số nghiên cứu cho thấy trái lê có thể chống ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư bàng quang. Các nghiên cứu khác cho thấy trái lê cũng ngăn ngừa tình trạng ung thư vú và ung thư buồng trứng ở phụ nữ.
1. Sức khỏe tim mạch
Sự hiện diện của chất xơ trong quả lê làm cho nó trở thành một nguồn vô giá để ngăn ngừa bất kỳ bệnh tim nào.
Chất xơ làm sạch axit mật, từ đó làm giảm mức cholesterol, giữ cả hai ở mức vừa phải. Một yếu tố đặc biệt khác trong quả lê là kali. Kali còn được gọi là thuốc giãn mạch. Nó làm giảm huyết áp, giảm căng thẳng cho toàn bộ hệ thống tim mạch và gây khó khăn cho việc hình thành cục máu đông. Kali còn giúp tăng cường lưu lượng máu đến tất cả các bộ phận của cơ thể, giúp oxy hóa các cơ quan và thúc đẩy hoạt động hiệu quả.
2. Tăng cường miễn dịch
Chất chống oxy hóa, vitamin C và đồng trong quả lê giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, góp phần giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng khác nhau. Vitamin C cũng cải thiện hoạt động của các tế bào bạch cầu và ngăn ngừa các bệnh như cảm lạnh thông thường và nhiễm trùng tái phát.
3. Cải thiện tiêu hóa
Lê rất hữu ích trong việc cải thiện sức khỏe tiêu hóa. Hầu hết chất xơ trong quả lê là một loại polysacarit không hòa tan, có nghĩa là nó hoạt động như một chất hỗ trợ trong ruột. Chất xơ này thu thập thức ăn và giúp thức ăn đi qua ruột dễ dàng hơn. Nó cũng làm giảm nguy cơ táo bón, tiêu chảy và phân lỏng.
Bản chất xốp của chất xơ trong quả lê giúp nó gắn kết các tác nhân gây ung thư, giải phóng các gốc tự do trong ruột kết.
4. Tăng cường sức khỏe của xương
Hàm lượng khoáng chất cao của lê bao gồm magiê, mangan, phốt pho, canxi và đồng. Những chất này làm giảm sự mất chất khoáng của xương và các tình trạng suy nhược như loãng xương.
Ngoài ra, lê còn chứa Vitamin K, chất này cực kỳ quan trọng với sức khỏe của xương. Tình trạng thiếu vitamin K khá phổ biến ở người lớn, phần lớn là do họ không nhận ra tầm quan trọng của loại vitamin này. Ăn lê thường xuyên giúp duy trì sức khỏe của xương và đồng thời đảm bảo quá trình đông máu bình thường.