Tiêu Vân, năm nay 36 tuổi, nguyên là công nhân trong xưởng dệt của một công ty ở Hạ Môn. Tháng 3 năm 2000, do sắp xếp lại nhân sự nên cô bị cho nghỉ việc.
Một trong những người bạn thuyết phục cô thử mở gian hàng bán hàng xem, và Tiêu Vân đồng ý.
Sau khi nghiên cứu thị trường, Tiêu Vân phát hiện ra các chợ khác ở Hạ Môn cũng có các quầy bán kẹo trái cây, nhưng chợ Thạch Đình trước nhà cô không có. Vì vậy, cô quyết định lấp đầy chỗ trống. Tháng 5 năm 2000, Tiêu Vân đã vay một khoản nhỏ từ ngân hàng và sử dụng 2.000 nhân dân tệ làm vốn để bắt đầu sự nghiệp.
Kẹo trái cây 0,5 kg chỉ được bán với giá vài tệ nhưng nhiều người khác khi mua kẹo thường đưa tờ 50 hoặc 100 tệ nên Tiêu Vân thường xuyên rơi vào tình cảnh thiếu tiền lẻ. Không còn cách nào khác, cô phải thường xuyên đến quầy hàng gần đó để đổi tiền lẻ. Ban đầu người ta còn miễn cưỡng đổi cho. Nhưng sau đó, họ không mấy hài lòng về điều đó nên chỉ cần thấy Tiêu Vân sẽ lập tức nói không.
Một ngày nọ, một khách hàng mua 1,5 kg kẹo tại quầy hàng của Tiêu Vân với giá 18 tệ. Khi khách thanh toán, anh ta lấy ra một tờ 100 tệ và nhờ Tiêu Vân đổi giúp. Tiêu Vân lục mãi cũng không đủ 82 tệ trả cho khách. Không muốn từ bỏ giao dịch này nên cô nhờ khách hàng đợi trước gian hàng của mình một lúc để cô đi đổi tiền. Nhưng không ai đồng ý đổi cho cô. Trong lúc tuyệt vọng, cô phải dùng 100 nhân dân tệ để mua một số thứ trong cửa hàng tạp hóa, sau đó đổi tiền lẻ.
Sau mấy lần như vậy vẫn không có tiền lẻ, Tiểu Vân đành phải tìm người giúp đổi tiền. May mắn thay, lượng tiền cô cần mỗi ngày không quá lớn, mà tình cờ cô có một người bạn làm nhân viên thu vé xe buýt, nên có người đổi tiền cho cô mỗi ngày.
Vào khoảng thời gian đầu, quán của Tiêu Vân là độc quyền trên toàn thị trường nên công việc kinh doanh khá tốt. Nhưng thời gian thuận lợi chẳng kéo dài được bao lâu, Tiêu Vân phát hiện bắt đầu có những gian hàng tương tự mọc lên. Cuối năm 2002, chợ của cô có thêm 5 quán như thế. Mặc dù Tiêu Vân đã thực hiện nhiều biện pháp, nhưng do nhu cầu thị trường hạn chế, công việc kinh doanh của cô không được như ý, thậm chí thua lỗ. Lúc bấy giờ, Tiêu Vân mới nhận ra rằng tuy làm loại hình kinh doanh này không rủi ro lắm, nhưng có rất nhiều người làm, rất dễ bị cạnh tranh. Vì vậy, cô nảy ra ý định tìm một nghề khác và bắt đầu tìm kiếm những cơ hội kinh doanh mới.
Năm 2003, trong dịp nghỉ lễ 1 tháng 5, Tiêu Vân đã đến chợ gần đường Trung Sơn để mua hải sản. Khi mua 0,5 kg ốc, cô đưa tờ một trăm nhân dân tệ cho cô bán hàng. Cô ấy mở ngăn kéo ra và lật xem rất lâu, nhưng không thể lấy được nhiều tiền lẻ như vậy. Cuối cùng, cô phải "cầu cứu" chủ cửa hàng đứng bên cạnh. Nhưng chủ cửa hàng bên cạnh cũng không tìm thấy đồng nào. Cuối cùng, cô phải đi mua một bao thuốc ở tạp hóa bên cạnh để đổi tiền. Khi cầm tiền lẻ đưa cho Tiêu Vân, cô xúc động nói: "Thật sự bây giờ đổi tiền lẻ rất khó, nếu có ai đó để đổi lấy tiền lẻ thì thật tuyệt!".
"Tương lai em sẽ đổi tiền lẻ cho chị nhé." Tiêu Vân nói đùa.
"Thật ư!" Không ngờ, cô chủ quán vui vẻ và nghiêm túc nói. "Nếu em giúp chị đổi tiền lẻ, thì bọn chị sẽ trả em phí đổi tiền, để đỡ phải chạy đi chạy lại bên ngân hàng nhiều. Em không biết chứ vì thiếu tiền lẻ mà chị mất rất nhiều khách hàng vì không đợi được đó.
Người bán hàng bên cạnh cũng liên tục gật đầu bày tỏ đồng ý.
Trên đường trở về từ chợ, những lời nói của hai người chủ cửa hàng cứ lởn vởn trong tâm trí Tiêu Vân. Vào lúc đó, Tiêu Vân chợt nhận ra rằng đây có thể là một nghề mới để kiếm sống. Cô nghĩ: Có nhiều chợ hàng hóa nhỏ lẻ, chắc có nhiều người cần tiền lẻ nhưng không có thời gian đến ngân hàng đổi. Hơn nữa, cũng chưa nghe nói có ai kinh doanh ngành này, vậy tại sao không tự mình thử làm, và đi đầu trong lĩnh vực kinh doanh mới này trước, Tiêu Vân rất hào hứng với phát hiện độc đáo này của cô.
Nói là làm. Ngày hôm sau, Tiêu Vân giao gian hàng mật ong của mình cho bố chồng đã nghỉ hưu. Cô lấy ra 2.000 nhân dân tệ từ ngân hàng và đổi thành 1 nhân dân tệ, 5 nhân dân tệ và 10 nhân dân tệ. Sau đó, cô đến chợ trên đường Trung Sơn để thử xem có thị trường cho ngành này không. Chủ cửa hàng từng bán hải sản cho Tiêu Vân ngay lập tức nhận ra cô. Và nói đùa "Chị vẫn đang chờ tiền lẻ của em để làm ăn này!"
"Bây giờ em thực sự làm nghề đổi tiền rồi đó." Tiêu Vân nhân cơ hội nói với chủ cửa hàng mục đích đến lần này của mình.
"Được! Em muốn đổi như thế nào?" Sau khi thương lượng giữa hai bên, cuối cùng Tiêu Vân cũng đổi 1.000 tệ tiền lẻ cho chủ cửa hàng bằng cách tính 1 tệ phí/ 100 tệ tiền đổi. Sau đó, chủ cửa hàng đã giúp giới thiệu Tiêu Vân với một số cửa hàng nhỏ khác. Bằng cách này, 2.000 nhân dân tệ mà Tiêu Vân đổi từ ngân hàng đã nhanh chóng được một số cửa hàng thu đổi.
Trước khi đi, Tiêu Vân còn cố tình để lại số liên lạc cho họ và mời họ gọi cho cô khi cần tiền lẻ. Hôm đó, Tiêu Vân kiếm được 20 nhân dân tệ phí xử lý".
Sau giao dịch đầu tiên thành công, Tiêu Vân đã có niềm tin nhất định khi dấn thân vào ngành này. Tối hôm đó, cô chính thức "thông báo" với gia đình rằng cô sẽ rời quầy hàng và cô bắt đầu mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh mới là đổi tiền. Thật bất ngờ, gia đình không hề phản đối.
Ngày hôm sau, Tiêu Vân lấy mấy ngàn tệ đến ngân hàng đổi lấy tiền lẻ. Sau đó, cô đến các chợ hàng hóa nhỏ để đổi tiền lẻ cho một số cửa hàng.
Tiêu Vân nghĩ rằng đổi tiền lẻ đối với một số cửa hàng nhỏ sẽ là một vấn đề rất đơn giản. Nhưng sau một thời gian, cô nhận ra rằng để làm tốt công việc kinh doanh mới này thực sự rất khó.
Một ngày nọ, một khách hàng ở chợ đột nhiên gọi điện và nói rằng anh ta cần tiền 1 tệ. Tiêu Vân vội vàng mang toàn bộ số tiền đến Ngân hàng Xây dựng cách nhà không xa để đổi.
Nhưng khi Tiêu Vân yêu cầu đổi tờ 500 tệ, nhân viên ngân hàng nói với cô rằng ngân hàng bây giờ không có đủ tờ 1 tệ. Tiêu Vân không tin nên nhân viên ngân hàng giải thích với cô: "Không phải tôi không muốn đổi cho cô. Tiền lẻ của chúng tôi cũng được đổi từ Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, nên số lượng mỗi chi nhánh nhận được rất hạn chế. " Tiêu Vân đến ngân hàng khác để đổi nhưng cũng gặp tình trạng tương tự.
Sau rất nhiều rắc rối, cuối cùng cô ấy cũng đổi được tiền lẻ.
Sau trải nghiệm này, Tiêu Vân nhận ra rằng ngân hàng cũng có thời gian khủng khoảng đối với những tờ 1 tệ. Làm thế nào để có thể đổi sang 1 nhân dân tệ một cách suôn sẻ? Tiêu Vân bối rối. Điều mà Tiểu Vân không ngờ là một trải nghiệm bất ngờ đã giúp cô giải quyết triệt để vấn đề này.
Một lần, Tiêu Vân đến nhà một người họ hàng, khi đi được khoảng nửa đường thì chiếc xe buýt nhỏ mà cô đang đi bất ngờ rẽ vào một cây xăng bên đường để đổ xăng. Từ cửa sổ xe buýt, Tiêu Vân nhìn thấy nữ nhân viên lái xe lấy ra một lượng lớn tiền 1 tệ và tiền giấy từ túi vé và giao cho nhân viên thu ngân tại trạm xăng đó. Nhân viên thu ngân ở cây xăng đếm hồi lâu mới đút túi tiền vào quầy.
Tiêu Vân nhìn thấy cảnh này, trong phút chốc chợt lóe lên ý tưởng. Cô lập tức nghĩ giá đi xe buýt nhỏ ở Hạ Môn là 1 nhân dân tệ, chủ xe buýt là lao động tự do, không thể sử dụng thẻ đổ xăng như xe ở một số đơn vị, vì vậy, khi đổ xăng tài xế sẽ dùng tiền vé của khách để đổ. Sau khi từ nhà người thân trở về nhà vào tối hôm đó, cô đã đặc biệt đến cây xăng này để tìm nhân viên thu ngân và nói ra yêu cầu đổi tiền. Nhân viên thu ngân tại cây xăng vốn dĩ tan làm phải đến tận ngân hàng đổi tiền mỗi khi tan tầm, bây giờ có người đến tận cửa đổi tiền lẻ, vừa tiết kiệm thời gian vừa tiết kiệm công sức, lẽ nào lại không vui vẻ đồng ý.
Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau khi Tiêu Vân và cây xăng này thiết lập mối quan hệ hợp tác, một sự cố đã xảy ra. Một lần, khi Tiêu Vân đến cây xăng để đổi 5000 tệ tiền lẻ nhân viên thu ngân của cây xăng - Tiểu Trương đếm những tờ nhỏ, và lập tức lấy ra ba tờ một trăm nhân dân tệ và nói với cô ấy: " Ba tờ tiền này cô đổi đi! "Tiêu Vân không hiểu chuyện gì đang xảy ra, nghi ngờ hỏi lại: "Sao vậy? "
"Tự hỏi bản thân đi!". Tiểu Trương nhìn bộ dạng cô ấy "giả vờ giả vịt" cầm ba tờ tiền không hiểu gì, càng tức giận: "Tôi nghĩ cô là người lương thiện mới giúp cô đổi tiền, nhưng ai ngờ cô lại hại tôi bằng tiền giả. Cô có lương tâm không hả? " Tiêu Vân cuối cùng đã hiểu.
Mặc dù Tiêu Vân liên tục giải thích rằng những tờ tiền giả không phải của mình nhưng Tiểu Trương vẫn không tin. Kết quả là lần này, Tiêu Vân không chỉ mất vài trăm tệ mà còn tệ hơn: khi Tiêu Vân đến cây xăng để đổi tiền lẻ vào ngày hôm sau, nhân viên thu ngân Tiểu Trương nói: "Không có tiền lẻ, có người khác đổi rồi! " Không còn cách nào khác cô lại đi xây dựng mối quan hệ với các cây xăng lại từ đầu. Sau khi trải qua "nỗi đau vì tiền giả", Tiêu Vân đã rất cẩn thận mỗi khi đổi tiền lẻ. Cô đều mang một chiếc máy soi tiền theo bên mình.
Sự nghiệp mới, giúp kiếm hơn 3.000 nhân dân tệ mỗi tháng
Tiêu Vân biết rằng nếu thực sự muốn kiếm sống bằng nghề đổi tiền lẻ, cô phải mở rộng thị trường và có lượng khách hàng cố định. Để mở rộng hoạt động kinh doanh tốt hơn, Tiêu Vân đã đặc biệt in thẻ liên lạc và đồng thời tiến hành nghiên cứu thị trường.
Sau vài ngày nghiên cứu thị trường, Tiêu Vân nhận thấy rằng có những quy tắc nhất định để đổi tiền: những người buôn bán nhỏ và bán hàng rong có lợi nhuận thấp ít đổi tiền lẻ hơn, trong khi những người có lợi nhuận cao và cửa hàng quy mô vừa có tỷ lệ đổi tiền cao hơn. Tiêu Vân lập tức nghĩ đến các khu du lịch, lợi nhuận bán hàng ở khu du lịch chắc chắn cao hơn những nơi khác. Nơi đây có lượng người qua lại lớn, nhiều người mua đồ lưu niệm và giá hàng thủ công mỹ nghệ chỉ vài nhân dân tệ nên nhu cầu tiền lẻ ở đó chắc chắn sẽ lớn hơn các chợ khác.
Để tỷ lệ thành công trong kinh doanh của mình cao hơn, trước tiên Tiêu Vân tìm gặp một người bạn cùng lớp có cửa hàng tại khu du lịch và nhờ cô ấy giúp giới thiệu một số ông chủ.
Sau vài ngày chạy khắp nơi, Tiêu Vân đã thiết lập được liên hệ với hàng chục cửa hàng ở khu du lịch đó. Họ gọi điện vài ngày một lần để yêu cầu cô đổi tiền.
Kể từ khi mở được thị trường này, công việc kinh doanh của Tiêu Vân bắt đầu khởi sắc. Trong một tháng, cô kiếm được hơn 1.000 nhân dân tệ. Điều này khiến cô tự tin hơn khi làm ngành này.
Tất nhiên, trong khi tận hưởng niềm vui của sự thành công, Tiêu Vân cũng trải qua những nỗi đau và gặp nhiều thất bại.
Một ngày tháng 6 năm 2003, theo thỏa thuận, Tiêu Vân gửi tiền lẻ đến một cửa hàng thủ công mỹ nghệ ở khu du lịch. Cửa hàng của nhà máy hoạt động khá tốt, và tiền lẻ trong cửa hàng đã tiêu hết rất sớm. Tối hôm trước, chủ cửa hàng gọi cho Tiêu Vân và yêu cầu cô chuyển tiền lẻ đến cửa hàng của anh ta trước 9 giờ sáng hôm sau.
Hôm đó tình cờ là một ngày cuối tuần, có rất nhiều người đến đảo du lịch đó chơi. Tiêu Vân lên phà, một tay giữ lan can thuyền và tay kia cầm túi xách của mình. Trên thuyền, có mấy thanh niên vây quanh Tiêu Vân, Tiêu Vân không quan tâm. Nhưng khi xuống thuyền, cô phát hiện túi xách của mình đã bị đục một lỗ, một nghìn đồng tiền trong túi cũng đã biến mất từ lâu.
Tiêu Vân than thở không ngớt. Cô sợ khách hàng giận vì không đợi được nên đã gọi điện cho khách giải thích sự việc và yêu cầu anh ta đợi thêm nửa tiếng nữa. Tuy nhiên, vị khách hàng háo hức không tính đến khó khăn của công việc, khi Tiêu Vân nói rằng cô không thể giao tiền lẻ đúng hạn, người đó đã lớn tiếng mắng mỏ vì cô không đúng giờ. Vừa bị cướp mất tiền, giờ lại bị mắng một trận, Tiêu Vân cảm thấy uất ức đến mức nước mắt chảy dài trên má.
Lúc đó Tiêu Vân rất muốn quay về luôn không gửi tiền cho vị khách hàng này nữa, nhưng cô nghĩ mình làm việc gì cũng nên giữ lời hứa, đã hứa với anh rồi thì không nên bội tín, nếu không thì làm sao người ta tin cô được. Vì vậy Tiêu Vân không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đến một ngân hàng gần đó đổi tiền rồi gửi cho khách hàng.
Đối với Tiêu Vân, sự cố như thế chẳng qua là một chuyện tầm thường. Có lần, cô cũng trải qua một cơn tai biến sinh tử.
Hóa ra Tiêu Vân thường đến cây xăng để đổi tiền lẻ. Sau một thời gian dài đã bị một đám côn đồ nhắm tới.
Một ngày đầu tháng 7, khi Tiêu Vân ra khỏi trạm xăng sau khi đổi tiền lẻ, trời đã xế chiều. Khi Tiêu Vân đạp xe về nhà, cô phát hiện có vài thanh niên đi theo mình. Lúc đầu Tiêu Vân không quan tâm, nhưng đi được một đoạn, cô phát hiện mấy người đó vẫn đi theo mình mà hành tung còn rất kỳ quái.
Để đề phòng, Tiêu Vân đã đến nơi có nhiều người. Khi đi ngang qua cổng phía tây của công viên Trung Sơn, cô nhìn thấy một đồn cảnh sát ngay bên cạnh, vì vậy cô đã quay xe đạp vào sân của đồn cảnh sát. Vì không có bằng chứng để báo cáo vụ án, cô phải đứng trong sân của đồn cảnh sát, muốn đợi chúng đi rồi mới tiếp tục về nhà.
Nửa giờ sau, Tiêu Vân cho rằng những người đó đã đi rồi nên lại lên xe đạp về nhà. Thật bất ngờ, chúng không rời đi. Khi Tiêu Vân đi đến một con đường rẽ nhỏ, những người đó bất ngờ lao ra khỏi con hẻm, họ cầm gậy đánh cô rất mạnh vào đầu. Tiêu Vân đưa tay ra chắn theo bản năng, một thanh gỗ khác đã đập mạnh vào eo cô.
Sau đó, tên côn đồ này giật lấy chiếc túi của Tiêu Vân rồi bỏ chạy. Trong túi có 800 nhân dân tệ mà Tiêu Vân đã đổi từ trạm xăng và một chiếc điện thoại di động. Một người qua đường đã đưa Tiêu Vân đến bệnh viện sau khi phát hiện mặt cô bê bết máu. Nhờ được cứu chữa kịp thời, Tiêu Vân không để lại di chứng nặng nề.
Sau vụ cướp này, Tiêu Vân rất cẩn thận mỗi lần đi đổi tiền lẻ. Khi muốn đổi số tiền lớn hơn, cô ấy sẽ gọi điện cho chồng hoặc tìm một người bạn đi cùng.
Thời gian ở trong ngành càng lâu, ngày càng có nhiều người biết đến cô ấy. Có nhiều số điện thoại chủ cửa hàng không quen biết cô nhờ bạn bè giới thiệu mà khi họ cần tiền lẻ sẽ chủ động liên hệ với cô.
Giờ đây, thị trường đổi tiền lẻ Tiêu Vân không ngừng được mở rộng, quy mô kinh doanh cũng ngày càng nhiều. Hiện nay, tiền lẻ mà cô ấy trao đổi hàng tháng đã vượt quá 200.000 nhân dân tệ, và thu nhập hàng tháng của cô đã lên tới 3.000 nhân dân tệ.
Trước đó, có thông tin từ các báo rằng Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc sẽ cho phép các ngân hàng thương mại tính hoa hồng thích hợp cho người gửi tiền đổi các tờ tiền nhỏ tùy theo điều kiện thực tế của họ. Mặc dù chính sách này vẫn chưa được chính thức thực hiện, nhưng nó đã giúp Tiêu Vân tin tưởng vào lựa chọn ban đầu của mình và cô cũng nhìn thấy một triển vọng phát triển rộng lớn trong ngành đổi tiền cho người khác.