Vào dịp Tết Nguyên Đán, người Trung Quốc luôn chú trọng những bữa ăn quây quần đầm ấm bên gia đình. Bên cạnh truyền thống đón Tết sum vầy, họ còn chuẩn bị các món ăn hay những bữa tiệc đầy ý nghĩa để tiễn mọi điều không may mắn và cầu nguyện một năm mới với nhiều điều tốt đẹp.
Với ý nghĩ này, nhiều gia đình đã cẩn thận lên thực đơn món ăn nhằm tăng thêm may mắn và thể hiện mong muốn của họ trong năm tới, bao gồm việc muốn kiếm được nhiều tiền hay sinh thêm nhiều con hơn. Dưới đây là một số hành động và món ăn khá thú vị được người Trung Quốc lựa chọn trong dịp Tết Nguyên Đán và ý nghĩa biểu tượng đặc biệt không phải ai cũng biết.
Con Lân là biểu tượng thường thấy trong mỗi dịp Tết Nguyên Đán. Người Trung Quốc cho rằng, Lân sẽ mang lại nhiều may mắn và có khả năng xua đuổi tà ma. Những người hóa thân thành Lân, biểu diễn trên đường phố cùng cồng chiêng và tiếng trống sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp cho mọi người. Khi Lân dừng ở những ngôi nhà và cơ sở doanh nghiệp trên đường, sẽ tự động ăn rau diếp được treo trước cửa. Theo quan niệm xưa, rau diếp tượng trưng cho sự phát triển may mắn. Đặc biệt trên đầu rau tiếp sẽ là phong bì đỏ, càng nhấn mạnh ý nghĩa của tập tục này.
Nghe có vẻ lạ lẫm nhưng món ăn này được phát âm là “Ho see fat choy" trong tiếng Quảng Đông, nghe rất giống từ có ý nghĩa là kinh doanh hưng thịnh. Để có thêm chút may mắn, họ sử dụng ho see (hàu) có phát âm trong tiếng Quảng Đông là tốt đẹp, trong khi đó fat choy (Tóc tiên) nghe như phát tài, thịnh vượng. Dù món ăn có vẻ cầu kỳ nhưng vì có thể đem đến nhiều điều tốt đẹp trong năm mới nên vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu của các đầu bếp Trung Hoa.
Món mì trứng xào cổ điển thường được phục vụ trong các bữa ăn tối sang trọng của người Trung Quốc vào dịp Tết Nguyên Đán và những lễ hội khác. Trên thực tế, ý nghĩa đặc biệt của mì trứng chính là sự trường thọ, vì vậy các đầu bếp khi làm mì không được cắt các sợi mì mà phải giữ nguyên chiều dài của chúng. Vì lý do này mà mì trứng cũng thường được sử dụng trong các dịp mừng sinh nhật. Mì trứng được dùng trong dịp Tết Nguyên Đán mang ý nghĩa chúc sức khỏe gia đạo, ai nấu cũng sống lâu và hạnh phúc.
Trong tiếng Quảng Đông, món bánh gạo được phát âm là neen go, dịch theo nghĩa đen là “năm cao". Năm cao là tượng trưng cho lời hứa về một năm tốt đẹp hơn đang chờ phía trước. Các gia đình Trung Quốc thường chọn món này vì nhiều lý do, như muốn có thu nhập cao, địa vị xã hội cao hoặc thậm chí muốn sinh thêm nhiều con. Bánh gạo được nấu theo nhiều cách khác nhau và có thể là món ngọt mặn tùy theo khẩu vị từng người.
Củ sen thường là nguyên liệu được sử dụng trong nhiều món ăn truyền thống của người Trung Quốc. Theo truyền thống, củ sen tượng trưng cho sự thịnh vượng, giàu có. Súp củ sen được đọc theo tiếng Quảng Đông là leen gnau tong, theo nghĩa đen giống như sẽ giàu có vào những năm về sau. Bên cạnh ý nghĩa đặc biệt này, súp củ sen cũng được đánh giá cao nhờ tác dụng thanh nhiệt cơ thể. Đó là những lý do mà súp củ sen thường được sử dụng vào những dịp Lễ lớn.
Món ăn Dim sum được xem là đặc sản của người Trung Quốc và rất quen thuộc với bạn bè năm châu. Trong tiếng Quảng, đọc theo nghĩa đen, Dim Sum có nghĩa là điểm tâm, chạm vào trái tim. Ý nghĩa này phải ánh sự quan tâm, chú ý, thấu hiểu. Nhiều người hiểu sai ý nghĩa và cho rằng món này được người Trung Quốc dùng vào buổi sáng, nhưng trên thực tế họ thường dùng vào buổi trà chiều, cùng ngồi bên nhau thưởng thức Dim Sum, uống trà, chia sẻ về cuộc đời để hiểu nhau hơn. Để tô đậm ý nghĩa của món ăn này nên họ cũng dùng trong các dịp Lễ như Tết Nguyên Đán cũng như Lễ lớn.
(Nguồn: SCMP)