Xem Tây Du Ký từ năm 20 tuổi, giờ ở dốc bên kia của cuộc đời, tôi nghiệm ra những chân lý "quý hơn vàng" trong việc dạy con

Đông, Theo Đời sống & Pháp luật 00:02 05/10/2024
Chia sẻ

Đó là những "chân lý" gì?

* Dưới đây là chia sẻ của một vị phụ huynh (60 tuổi) tại Trung Quốc về những điều mà vị này nghiệm ra được trong việc dạy con sau 38 năm bộ phim Tây Du Ký phát sóng, kể từ bản đầu tiên năm 1986:

Ở Trung Quốc, khi nhắc đến Tây Du Ký, từ người già đến người trẻ, chắc chắn ai cũng biết. So với việc xem phim để "xả stress" vào thời niên thiếu, bây giờ khi đến tuổi trung niên, nhiều người lại ngẫm ra được nhiều ý nghĩa đằng sau câu chuyện này, trong đó có tôi.

Mọi người thường nghĩ rằng Tây Du Ký chỉ đơn thuần là câu chuyện về việc đi thỉnh kinh của bốn thầy trò Đường Tăng, trải qua 99 khó khăn và 81 kiếp nạn mới có thể đến Tây Thiên. Nhưng từ góc độ của một người làm cha mẹ, tôi lại thấy đó là hành trình của những đối lập, giữa sai và đúng, giữa thành công và thất bại, giữa chấp nhận và buông bỏ…

Xem Tây Du Ký từ năm 20 tuổi, giờ ở dốc bên kia của cuộc đời, tôi nghiệm ra những chân lý "quý hơn vàng" trong việc dạy con- Ảnh 1.

Tây Du Ký (bản 1986) là bộ phim gắn bó với tuổi thơ của rất nhiều người.

Tôn Ngộ Không có sức mạnh phi thường và sở hữu nhiều phép thần thông. Tôn Ngộ Không sinh ra từ một hòn đá và sau nhiều năm tu luyện đã đạt được sự bất tử. Tôn Ngộ Không thông minh, nhanh nhẹn và thường xuyên bày trò quậy phá, khiến các thần tiên trên trời phải đau đầu. Tôn Ngộ Không giống như một cậu bé nghịch ngợm không biết gì về thế giới, dù thân xác hoang dã nhưng trái tim lại lương thiện, đòi hỏi từ trời đất không gì ngoài việc ăn ngon, chơi vui.

Ban đầu, Tôn Ngộ Không là một con khỉ ngỗ nghịch, ngang bướng nhưng sau đó đã được cảm hóa. Liên hệ mở rộng, mọi đứa trẻ đều trải qua quá trình "hoá thạch", từ việc mở mang trí thức, đến học cách làm người và hiểu biết về lễ nghi. Mỗi bậc cha mẹ đều như Đường Tăng được giao nhiệm vụ hết sức nặng nề, nhưng họ cần làm không phải là thuần hóa một con khỉ, mà là cảm hóa một tảng đá cứng đầu.

Đá cứng đầu có thể trở nên tốt hoặc xấu, tất cả đều phụ thuộc vào người hướng dẫn "tu luyện" - chính là cha mẹ.

Mỗi gia đình đều có một Tôn Ngộ Không.

Tôn Ngộ Không, náo loạn thiên cung, mọi người đều biết. Đứa trẻ hư, làm trái ý ngang ngạch, cha mẹ đều khổ.

Tôn Ngộ Không, một khi đã biết được năng lực thật sự của mình, giống như đứa trẻ sau khi ý thức tự chủ, "hạt mầm" tốt lành bắt đầu nảy nở. Nhưng song song với đó, chúng cũng đối mặt với nhiều khó khăn không thể kiểm soát, giống Tôn Ngộ Không phải chiến đấu với yêu quái.

Đập phá nhà cửa, cướp lấy "định hải thần châm" của Long Vương; làm loạn địa phủ, xé nát sổ sinh tử, thách thức các quy tắc được thiết lập từ thời cổ đại; làm càn, tự do tự tại, thống trị giữa trời và đất.

Giống như Tôn Ngộ Không trong giai đoạn làm náo loạn thiên đình, sức chiến đấu của những đứa trẻ cũng khá đáng kinh ngạc phải không?

Thái độ ngang ngược, không chịu khuất phục, coi mình là vô đối, cố ý đối đầu với cha mẹ, giáo viên, và chỉ cần một lời không hợp liền bùng nổ giận dữ, không ngần ngại thách thức quyền lực của người lớn, luôn có thể làm cho cả nhà lẫn xã hội lộn xộn. Trường hợp nghiêm trọng đến mức cực đoan, thực hiện các hành vi tự làm hại bản thân…

Cha mẹ đã sử dụng hết tuyệt kỹ của mình, nhưng không thể thu phục được "con khỉ" trong gia đình mình, khi cả lừa gạt lẫn áp bức đều không hiệu quả, họ phải hoặc là bùng nổ một "cuộc chiến" thật sự, hoặc là nhẫn nhịn và thỏa hiệp.

Xem Tây Du Ký từ năm 20 tuổi, giờ ở dốc bên kia của cuộc đời, tôi nghiệm ra những chân lý "quý hơn vàng" trong việc dạy con- Ảnh 2.

Tôn Ngộ Không là một con khỉ ngỗ nghịch, ngang bướng nhưng sau đó đã được cảm hóa.

Cuối cùng, khi bị Phật Tổ nhốt dưới chân núi Ngũ Hành Sơn, Tôn Ngộ Không đã khuất phục chưa? - Không hề.

Khi Đường Tăng giải cứu Tôn Ngộ Không dưới núi, tính xấu của con khỉ này vẫn không thay đổi, đó là lý do tại sao cần có sự trừng phạt nghiêm ngặt hơn.

Nhưng liệu sự trừng phạt nghiêm ngặt có làm cho Tôn Ngộ Không cải tà quy chính không? Cũng không nốt.

Sự cản trở từ bên ngoài chỉ có thể khiến người ta nhẫn nhịn một thời gian, nhưng không thể khiến họ thực sự lắng nghe từ trái tim.

Đứa trẻ ở tuổi vị thành niên cũng vậy.

Lời đe dọa, dọa nạt của phụ huynh chỉ có thể áp đặt một thời gian. Muốn thuần phục trái tim náo loạn không yên của những "chú khỉ", điều thực sự hiệu quả là qua 81 khó khăn, từng bước một mới có thể làm được.

Lò Bát Quái của Thái Thượng Lão Quân cũng không thể thiêu chết Tôn Ngộ Không, nhưng lại có thể giúp Tôn Ngộ Không luyện thành Hỏa nhãn kim tinh.

Núi Ngũ Hành của Phật Tổ không thể nào giữ chân được trái tim muốn lên trời xuống biển của Tôn Ngộ Không, nhưng lại khiến Tôn Ngộ Không học được cách nhẫn nại trước sự cô đơn và cả lòng tham, sân, si của mình đối với thế gian.

Trên đường đi lấy kinh, đối mặt với quỷ dữ và yêu ma đã khiến Tôn Ngộ Không, trong các trận chiến không ngừng mài giũa, kìm hãm tính cách của một "đứa trẻ hư" trong mình. Dần dần, Tôn Ngộ Không có thể học được cách sử dụng đầu óc để suy nghĩ vấn đề.

Trong suốt quá trình đó, vai trò của cha mẹ cũng biến hóa không ngừng.

Xem Tây Du Ký từ năm 20 tuổi, giờ ở dốc bên kia của cuộc đời, tôi nghiệm ra những chân lý "quý hơn vàng" trong việc dạy con- Ảnh 3.

Theo thời gian, Tôn Ngộ Không đã học được cách sử dụng đầu óc để suy nghĩ vấn đề.

Nếu suy ngẫm kỹ lưỡng, người mà Tôn Ngộ Không nghe lời nhất, chính là Quan Thế Âm Bồ Tát, người luôn khoan dung đối, luôn sẵn sàng giúp đỡ Tôn Ngộ Không trong những lúc nguy cấp. Chính cảm giác an toàn từ sự hỗ nhiệt tình này đã khiến Tôn Ngộ Không tin tưởng và lắng nghe Quan Thế Âm Bồ Tát.

Đối với những đứa trẻ hư cũng vậy, dù chúng có hoang dã cố chấp đến đâu, chỉ cần giữ vững tình yêu và sự kiên định, chắc chắn cha mẹ có thể "cảm hóa" được trái tim nghịch ngợm của chúng.

Cha mẹ cần đưa ra quy tắc và ranh giới, dựa vào bản năng của con mà phát triển, cho con cơ hội được sai và sửa sai, nhưng cũng cho con sự tự tin để có thể vươn lên.

Việc nuôi dạy con cái giống như một phép thử vậy, nó có thể thành công hoặc không. Quan trọng là, cha mẹ cần bắt đầu điều đó bằng cả cái tâm.

Mỗi bậc cha mẹ, khi nuôi dạy con cái, đều trải qua 99 khó nhọc và 81 kiếp nạn. Bản chất của giáo dục là gì? Mục đích cuối cùng của giáo dục là gì? Chúng ta nên nuôi dưỡng những đứa trẻ như thế nào cho phù hợp với tương lai? Trong giáo dục gia đình, điều cha mẹ cần làm nhất là gì?

Khi cha mẹ dốc sức nuôi dưỡng con cái trở thành người có ích, liệu cha mẹ có nên xem xét đến khía cạnh "người có ích" đó có phải là người đã bị cắt bỏ các góc cạnh, trở thành một miếng gỗ đồng nhất, được đặt gọn gàng trong một cái khuôn không? Hay là người có thể tự do phát triển, sống theo cách của mình trong thế giới đầy nhiệm màu và trở thành một người có "tài năng" độc bản.

Theo Sohu

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày