Một người chết vì bệnh tim ở nước ngoài đã biến thành một người đàn ông Việt "chờ chết" vì hút shisha?! Dù người đăng có biện minh rằng mục đích của mình là tốt vì muốn cảnh báo tác hại của shisha nhưng hành vi lấy "râu ông nọ cắm cằm bà kia" là hoàn toàn không đúng. Chưa kể thông tin chưa kiểm chứng này đã khiến hơn 32 nghìn người tin sái cổ và cùng chia sẻ trên facebook cá nhân của họ, làm hàng nghìn người lo sợ những chứng bệnh, mất niềm tin vào y học, rùng mình trước cuộc sống đau đớn của người đàn ông ở cuối đời dù thực sự người này đã chết từ lâu.
Đây không phải là lần đầu tiên cư dân mạng bị một người dùng facebook dắt mũi trước các thông tin chưa kiểm chứng. Khoảng một năm trở lại đây, đã có gần 10 trường hợp bịa chuyện, đặt điều trên facebook với nhiều mục đích khác nhau nhưng trong trường hợp nào cũng có rất nhiều người dính "bẫy". Có lẽ đã đến lúc chúng ta cần tỉnh táo hơn trước các thông tin gây hoang mang trên mạng xã hội và tập thói quen share-có-ý-thức hơn nữa, để không góp phần vào việc truyền bá những thông tin sai sự thật như trên.
Theo
luật sư Giang Hồng Thanh – Văn phòng luật sư Giang Thanh cho biết, hành
vi cung cấp thông tin không đúng sự thật trên internet là hành vi vi
phạm pháp luật, do đó hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính.
Cụ
thể tại Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông
tin và tần số vô tuyến điện, Điều 64 khoản 3 điểm a quy định hành vi
Cung cấp nội dung thông tin sai sự thật sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000đ –
30.000.000đ (Đối với tổ chức vi phạm) và từ 10.000.000đ – 15.000.000đ
(Đối với cá nhân vi phạm).
“Việc
cung cấp thông tin không đúng sự thật làm ảnh hưởng đến an ninh, an
toàn thông tin, khiến cho người tiếp nhận thông tin hoang mang, lo lắng
dẫn đến trật tự xã hội không được đảm bảo. Vì vậy để tránh tình trạng
này, trước khi đưa thông tin lên mạng internet, mạng xã hội, người đưa
thông tin cần tỉnh táo, thận trọng kiểm tra mức độ chính xác của nguồn
tin. Nếu thông tin không đảm bảo, nửa vời, nhất quyết không sử dụng
thông tin đó để vừa không làm ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội,
vừa tránh nguy cơ bị pháp luật xử lý.
Lưu
ý rằng việc bị xử phạt hành chính không đơn giản chỉ nộp tiền là xong,
mà nó còn bị xem xét để đánh giá nhân thân đối với các việc làm khác sau
này", luật sư Thanh cho hay.
Shisha điện tử (hay còn gọi là E-Hookah) là thú chơi bắt nguồn từ nước ngoài, về Việt Nam, cánh dân chơi gọi nôm na là thuốc lá điện tử, shisha điếu, shisha pen… Khác với shisha truyền thống, shisha điện tử chạy bằng pin và trong có chứa tinh dầu. Đầu lọc là bộ phận cung cấp nicotine và chất tạo vị giả cho điếu thuốc. Tùy thuộc vào lượng nicotine mà shisha điện tử được phân loại nặng nhẹ khác nhau. Theo thông tin trên trang web của trường Đại học Y khoa Havard, trong shisha điện tử có nhiều hóa chất khác nhau gồm Diethylene Glycol (một chất có độc tính cao), Nitrosamines và ít nhất bốn loại hóa chất khác có hại cho sức khỏe con người. Để tung ra thị trường, hàm lượng các hóa chất này thường thấp hơn trong thuốc lá, nhưng không vì thế mà nó ít nguy hiểm đối với sức khỏe.
Dù shisha pen không gây "bong tróc, phình người" thậm chí phải "nằm chờ chết" như thông tin trên mạng, tuy nhiên hút shisha vẫn độc hại hơn 400-450 lần so với hút thuốc lá và còn tiềm ẩn những nguy cơ lây qua đường miệng như: ung thư vòm họng, ung thư phổi, ho lao, virus cúm… |