Được biết, mỗi xe bánh mì mới cáu cạnh và được khoác trên mình một "bộ đồng phục xanh tươi tắn" này có giá từ 3 – 4 triệu đồng. Ngoài việc được cấp xe, các hộ gia đình còn được đào tạo bài bản trong việc ứng xử, mua bán và an toàn vệ sinh thực phẩm trước khi ra nghề. Với những hộ gia đình không có vốn, sẽ được cấp vốn cho vay để kinh doanh và nguồn hàng cung cấp cho các xe bánh mì 100% đều từ một công ty thực phẩm có uy tín để bảo đảm chất lượng.
Bác Táng (62 tuổi) đã bị cụt hai chân từ thời trẻ vì chiến tranh.
Chăm chút từng món hàng của mình bán vì muốn làm vừa lòng khách.
Mọi thứ đều được bảo quản đúng quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm.
Dự kiến, từ nay đến hết năm 2013, Quỹ sẽ bàn giao 500 xe bánh mì cho người lao động ở 24 quận/huyện của TP HCM. Tuy nhiên, một người dân được may mắn nhận xe cho biết: “Tiêu chí tuyển chọn để cho xe cũng khó khăn lắm. Một phường chỉ được cho một xe và tôi may mắn được chọn. Mong là nó sẽ giúp đỡ cho gia đình tôi và các hộ gia đình khác thoát nghèo, làm ăn lương thiện mà sinh sống…”.
"Loại này để qua đêm không còn ngon nữa nên không bao giờ để hàng cũ. Lấy ít quá đến mức người giao hàng họ “ghét” tôi luôn".
Phỏng vấn một người bán bánh mì cộng đồng tại góc đường Phan
Văn Trị (phường 12 - quận Bình Thạnh), bác Táng cho biết: “Tôi đã 62 tuổi rồi,
bị cụt 2 chân từ thời trẻ do chiến tranh, gia đình 5 người - toàn người ít ăn học
nên cuộc sống khó khăn lắm. Được nhà nước giúp đỡ trao chiếc xe cho em gái tôi
(tên Khanh) nhưng em tôi nhường cho tôi ra đây bán vì em tôi còn có thể đi lại
làm được việc khác, còn tôi nếu không ra bán thì chẳng làm được gì cả.
Mới được cấp xe ra bán tại góc đường này khoảng hơn một tháng nên tôi chưa có nhiều khách. Tôi bán từ 6h sáng đến 11h trưa, chiều từ 5h chiều đến 9h tối. Trung bình mỗi ngày bán được chỉ khoảng 10 – 20 ổ thôi. Có những hôm mưa thì cả nhà lại ăn bánh mì vì không có người mua. Bước đầu có hơi khó khăn vì người ta chưa quen, chưa tin tưởng mình nhưng tôi cũng hi vọng lắm. Tôi lấy chả lụa loại ngon và không dám lấy nhiều hàng, mỗi lần lấy hàng chỉ lấy 0,5 – 1kg để bán trong ngày. Lấy ít quá đến mức người giao hàng họ “ghét” tôi luôn (cười)”.
Mới bán nên không có nhiều khách nhưng với gia đình bác Táng, đây là niềm hi vọng lớn nhất của họ.
Luôn quan tâm đến chất lượng với hi vọng sẽ bán được nhiều hơn kiếm sống.
Hay như chị P. – đại diện một hộ gia đình may mắn khác - cho biết: “Chồng em lỡ dại làm chuyện phạm pháp nên đi tù. Anh ấy là người trụ cột của gia đình nên suốt thời gian đó mấy mẹ con vất vả lắm. Về xã hội đã được gần một năm nhưng xin việc cũng khó vì cái vết tội phạm đã có, nuôi con đã khổ, chồng về còn lo cho chồng trong thời gian đi kiếm việc còn vất vả hơn ngàn lần. May nhờ có mấy anh công an giúp đỡ cho cái xe buôn bán, tại khu đường này cũng đông khách ăn đêm nên mỗi ngày em bán cũng được vài chục ổ, có hôm đắt hàng thì cũng kiếm được 200.000 đồng/ngày – thu nhập dễ chịu hơn ngày xưa nhiều mà hai vợ chồng lại có thể thay phiên nhau buôn bán và chăm sóc con cái”.