Lúc đầu, bà sống chung nhà với gia đình con gái và các cháu nhưng "tụi nó ồn ào quá, tôi tuổi già không chịu được, với lại có nhiều thứ không hay làm tôi buồn, tôi quyết định dựng cái lều nhỏ sau bếp để sống" - bà tâm sự về những ngày đầu ra ở riêng của mình.
Chuối để bán cho người dân trong xóm. Thường người mua chuối của bà ít hỏi giá, họ chỉ ghé chọn chuối rồi nhét cho bà ít tiền coi như vừa mua vừa cho.
Toàn cảnh bên trong ngôi nhà.
Một góc là bếp, một góc là nơi ngủ.
"Mới đầu là dọn ra phía sau này ở, sau đó tôi tự túc nấu cơm cho mình để không phiền ai. Cuối cùng là ngăn luôn vách tường này để ở riêng hẳn cho thoải mái đầu óc. Từ đó, tôi tự kiếm sống và tự chăm sóc mình. Tuy lúc đầu có buồn nhưng được cái nhẹ nhàng đầu óc. Cứ đến chiều là tôi đi bộ vào chùa ngồi rồi lại về nghỉ ngơi. Mỗi năm tiết kiệm tiền về Huế thăm nhà, thăm các cháu một lần...".
Để dễ ngủ, bà thường dùng cái thùng che ra ngoài để thuận tiện cho việc duỗi chân rồi sáng lại cất vào, nhường đường đi.
Góc bếp đơn sơ của cụ bà.
Nơi ngủ khiêm tốn của cụ.
Theo thông tin từ một số người hàng xóm của bà Ít, chúng tôi được biết cụ bà có một căn nhà cũng khá hoành tráng ở quê. Khi được hỏi lý do không về quê hương an dưỡng tuổi già bên cạnh con cháu, bà buồn bã chia sẻ: "Còn ngoài đó nhà thờ tổ tiên nên mỗi năm vẫn về. Nhưng thằng con trai nó đi bồ rồi (có người yêu và bỏ đi), vợ nó vẫn sống ở đó và các cháu. Mỗi lần về, vợ nó lại than trách đủ điều, thân già này nghe xong chỉ thấy buồn chứ có dạy dỗ gì được nữa một thằng con đã quá lớn. Huế cũng buồn và tôi không còn nhiều người thân, vì vậy tôi vẫn sống ở đây để kiếm chút cơm chút cháo từ công sức của mình. Tôi không muốn làm phiền ai".
Trời mưa bị dột, bà phải chuẩn bị sẵn tấm nilon để che.
Nồi cơm điện cũ vừa được cho nhưng chưa dám nấu vì sợ tốn điện.
Bà là người chịu khó và hiền lành, bao nhiêu thứ có được đều dành cho các con.
Công việc mà bà nói đến là việc đi lượm chai nhựa, xin cơm thừa về phơi khô và buôn bán chuối tại "nhà". Bà cho biết, mình làm những việc này suốt nhiều năm qua nên đã quen và không thấy vất vả lắm. Mỗi sáng bà thức dậy, chờ hàng xóm có ai đi ra chợ thì xin đi ké xe để đi chợ, mua chuối về bán lẻ và tự lo bữa cơm cho mình trong căn chòi chật hẹp này. Sau đó, bà đi một vòng các nhà người quen để xin cơm thừa, họ thường để trước cửa chờ bà đến lấy như một thói quen và sẵn tiện trên đường đi "thu hoạch", bà cũng lượm vỏ chai để bán kiếm thêm. Một ngày của bà là vậy, chỉ có một mình với mọi việc, "không cần ai vì bà không thích làm phiền".
Công việc thường ngày của bà.
Giữa trưa nắng, bà phải đi lo mấy túi cơm phơi của mình.
Cũng may trời thương nên dù 81 tuổi nhưng bà vẫn còn khỏe mạnh.
Nhắc về "ngôi nhà" tí hon của mình, cụ bà cho biết: "Tối hơi khó ngủ vì tôi không duỗi thẳng được chân nhưng dù sao, với tôi, như vậy cũng là hạnh phúc hơn khối người không có nhà ở rồi. Quan trọng là mình sống thanh thản, không phiền lụy ai".
Bà bảo nhà chùa là nơi bà hay ghé đến mỗi khi nhớ nhà và buồn phiền.
Một người mẹ cả đời hi sinh vì con, vì cháu.
Hình ảnh bà Ít đang phơi cơm giữa trời nắng trước căn nhà của con gái mình.
Mỗi ngày bà cụ Ít bán chuối, nhặt vỏ chai và phơi cơm để bán kiếm tiền. Cụ là người sống tiết kiệm và hiền lành. Có được bao nhiêu tiền, cụ dành dụm gửi về Huế cho cậu con trai và tự mình chịu đựng cuộc sống khắc khổ như thế đã hơn 10 năm qua. Đến bây giờ cũng chẳng ai hiểu vì sao cụ lại sống tách riêng với gia đình con gái như vậy, mọi người đều tin là có lý do nhưng vì là người nhẫn nhịn nên cụ không nói ra với ai cả. Chỉ thấy cụ sống một mình và tự lo tất cả. Các con cụ cũng ít quan tâm và dường như đã quá quen với việc này.