Hồng Lâu Mộng là một trong Tứ đại danh tác của Trung Quốc với rất nhiều phiên bản phim, kịch chuyển thể. Tác phẩm bất hủ này của văn sĩ Tào Tuyết Cần không chỉ lôi cuốn, xúc động mà còn có sức ảnh hưởng lớn đến văn hóa đại chúng. Minh chứng rõ ràng nhất là sau 34 năm, bộ phim vẫn được khán giả thế hệ trẻ khen ngợi hết lời, đa phần ngưỡng mộ trước tạo hình nhân vật lung linh, cổ điển và sát với nguyên tác.
Hồng Lâu Mộng cân bằng tốt giữa yếu tố lãng mạn và nội dung phê phán xã hội thời phong kiến, nhờ đó mà trở thành Tứ đại danh tác quan trọng nhất lịch sử Trung Hoa
Hồng Lâu Mộng (1987) không phải là dự án chuyển thể đầu tiên nhưng lại có thời gian đầu tư công phu nhất. Trong đó, quá trình tuyển chọn diễn viên diễn ra trên phạm vi toàn quốc. Riêng vai diễn Lâm Đại Ngọc còn thu hút tới hơn ba vạn người tham gia ứng tuyển.
Sau hơn 30 năm, nhan sắc của Trần Hiểu Húc vẫn làm người hâm mộ thổn thức! (Nguồn: Maybe You Never Watched This Movie)
Với cốt truyện bi kịch, bộ phim kinh điển Hồng Lâu Mộng xoay quanh tình duyên trắc trở giữa Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc. Cùng với đó là số phận chìm, nổi của đại gia đình quý tộc đời Minh từ lúc hưng thịnh cho tới ngày suy thoái. Bên cạnh nội dung sâu sắc, triết lý thì Hồng Lâu Mộng còn đẹp tựa giấc mơ thần tiên. Nhất là khi nhìn vào nhan sắc đằm thắm của dàn "nam thanh, nữ tú" khiến khán giả đắm say qua nhiều thế hệ.
Đôi tình nhân Lâm Bảo Ngọc và Giả Bảo Ngọc vốn là họ hàng xa, lúc yêu đương mặn nồng nhất thì lại bị chia cắt bởi hôn ước lâu năm của "nhà trai", bản thân nữ chính cũng nhanh chóng gặp kết cục u ám
Phiên bản Hồng Lâu Mộng 1987 được đánh giá cao về chất lượng đầu tư, nhiều người coi đây là chuẩn mực hoàn hảo nhất cho dòng phim cổ trang
Tổng hợp một số ý kiến khác từ netizen Việt Nam:
- Ui, phim này thấy Tiết Bảo Thoa xinh dã man ấy.
- Nhân thế phù hoa cũng như một giấc mộng lầu hồng, như hoa trong gương, trăng dưới nước ~ chớp mắt thành hư không ~
- Bộ phim ra đời từ lâu, trang điểm góc quay nước phim có khi không hợp nhãn hiện tại, cộng thêm lối diễn vẫn hơi nặng tính ước lệ của thời đó, nhưng mà cái hồn và cái tâm của tác phẩm thì bản sau này xách dép chạy 10km không lại.
- Thập nhị thoa như bước ra từ tranh, nhất là Đại Ngọc và Bảo Thoa, cứ muốn ngắm mãi thôi!
- Lâm Đại Ngọc của cô Trần Hiểu Húc là một tượng đài không ai vượt qua được. Cô sinh ra cứ như để vào vai em Lâm, vai diễn như vận vào đời cô luôn.
- Bộ này tuyệt phẩm ạ, Đại Ngọc đúng là bước ra từ sách đấy. Bộ 3 chính và cả phụ diễn xuất đều tuyệt, bối cảnh và trang phục cũng rất rất ok. Nói chung đây thật sự là 1 bộ tuyệt phẩm ấy, xem không hề phí giây phút nào luôn ạ.