Vị tướng khiến Gia Cát Lượng đau đầu, Lưu Bị e ngại: Tư Mã Ý phải đối phó bằng kế "mượn dao giết người"

Nguyệt Phạm, Theo phunuso.baophunuthudo.vn 09:07 14/05/2025
Chia sẻ

Vị tướng này từng trực tiếp ngăn chặn Gia Cát Lượng trong một số cuộc chiến.

Cuối thời Đông Hán, loạn lạc nổi lên khắp nơi, quần hùng tranh giành thiên hạ. Mỗi khi nhắc đến giai đoạn lịch sử này, cái tên Tam Quốc thường hiện lên đầu tiên trong tâm trí nhiều người. Và khi nhắc đến Tam Quốc, không ít người nghĩ ngay đến Tào Tháo, Lưu Bị và Gia Cát Lượng.

Bài viết hôm nay đề cập tới một vị tướng tâm phúc của Tào Tháo, vừa là đối thủ lớn nhất của Gia Cát Lượng trong nhiều lần Bắc phạt. Cuộc đời ông đầy những thăng trầm và biến cố, từ việc nhiều lần đổi chủ cho đến khi đầu quân dưới trướng Tào Tháo, tạo nên một câu chuyện truyền kỳ.

Vị tướng từng khiến Gia Cát Lượng đau đầu, Lưu Bị e ngại

Nhân vật này chính là Trương Cáp, một trong Ngũ Tử Lương Tướng của Tào Tháo. Trương Cáp, tự là Tuấn Nghệ, sinh ra ở quận Hà Gian, huyện Mạc. Sử liệu không ghi chép nhiều về thời niên thiếu của ông. Lần đầu tiên Trương Cáp xuất hiện trên trong tư liệu lịch sử là sau khi cuộc khởi nghĩa Khăn Vàng nổ ra. Lúc bấy giờ, nhà Đông Hán đã suy yếu, uy quyền của hoàng đế gần như mất hết. Triều đình buộc phải huy động dân chúng tham gia quân đội, và Trương Cáp cũng hưởng ứng lời kêu gọi, gia nhập đội quân trấn áp giặc Khăn Vàng.

Vị tướng khiến Gia Cát Lượng đau đầu, Lưu Bị e ngại: Tư Mã Ý phải đối phó bằng kế

Vị tướng tâm phúc của Tào Tháo, vừa là đối thủ lớn nhất của Gia Cát Lượng trong nhiều lần Bắc phạt chính là Trương Cáp. (Ảnh: Sohu)

Sau khi nhập ngũ, ông được phân về dưới trướng của Hàn Phức, sau đó trở thành Quân tư mã của Hàn Phức. Hàn Phức khi đó là Ký Châu mục, nhưng chẳng bao lâu sau, lãnh thổ của ông ta đã bị các thế lực như Viên Thiệu thôn tính.

Viên Thiệu và Đổng Trác từng xảy ra xung đột vì vấn đề quyền lực. Viên Thiệu phải chạy đến Ký Châu để lánh nạn, còn Đổng Trác muốn lôi kéo Viên Thiệu nên phong cho ông ta làm Bột Hải thái thú. Ký Châu khi đó có vị trí địa lý quan trọng, kinh tế phồn vinh, Viên Thiệu luôn thèm muốn nơi này. Sau khi tìm được cơ hội hợp tác với Công Tôn Toản, Viên Thiệu đã liên kết tấn công Hàn Phức từ hai phía Nam Bắc, cuối cùng buộc Hàn Phức phải từ bỏ Ký Châu. Thấy chủ công đã bại trận, Trương Cáp liền quyết định đầu hàng Viên Thiệu.

Vị tướng khiến Gia Cát Lượng đau đầu, Lưu Bị e ngại: Tư Mã Ý phải đối phó bằng kế

Trước khi đầu quân cho Tào Tháo, Trương Cáp từng phục vụ dưới trướng Viên Thiệu. (Ảnh: Sohu)

Tuy nhiên, quyền lực của Viên Thiệu không duy trì được lâu. Với sự trỗi dậy của Tào Tháo, cục diện chính trị ở Ký Châu đã thay đổi. Tào Tháo sau khi đón Hán Hiến Đế đã từng bước mở rộng phạm vi thế lực của mình, đồng thời xảy ra xung đột gay gắt với Viên Thiệu.

Năm Kiến An thứ tư, Viên Thiệu và Tào Tháo đã có cuộc quyết chiến tại Quan Độ. Trước trận chiến này, Trương Cáp từng đưa ra đề xuất chiến lược, nhắc nhở Viên Thiệu nên cân nhắc việc đánh úp từ phía Nam của Tào Tháo, thay vì giao tranh trực diện. Tuy nhiên, Viên Thiệu không nghe theo, mà chọn cách đối đầu trực tiếp, cuối cùng thất bại. Sau trận thua này, Trương Cáp buộc phải lựa chọn đổi phe một lần nữa, và cuối cùng đầu hàng Tào Tháo.

Trở thành tướng chủ lực của Tào Tháo

Sau khi gia nhập phe Tào Tháo, Trương Cáp nhanh chóng được Tào Tháo tin tưởng, trở thành một trong những tướng lĩnh chủ lực của quân Tào. Cùng với việc Tào Tháo liên tục mở rộng lãnh thổ, Trương Cáp đã tham gia nhiều trận đánh quan trọng, như đánh chiếm Nghiệp Thành, phá được Mã Siêu, vây hãm Hàn Toại,... và nhiều lần lập công xuất sắc. Trong những trận chiến này, Trương Cáp không chỉ thể hiện tài năng quân sự hơn người mà còn dần trở thành vị tướng chủ chốt trong phe Tào Ngụy.

Vị tướng khiến Gia Cát Lượng đau đầu, Lưu Bị e ngại: Tư Mã Ý phải đối phó bằng kế

Trương Cáp cũng là vị tướng khiến Lưu Bị phải e ngại. (Ảnh: Sohu)

Nguỵ lược chép: Trong trận Hán Trung, Lưu Bị đóng quân ở Dương Bình, Cáp đóng quân ở Quảng Thạch. Bị có hơn vạn quân tinh nhuệ, chia làm mười lộ, nhân đêm tối gấp rút tấn công Cáp. Cáp đốc suất binh tinh nhuệ đánh lại, Bị không thể thắng nổi. Sau đấy Bị tới lũng Tẩu Mã đốt đô ấp ở vùng ngoại vi, Hạ Hầu Uyên tới cứu hoả, đi được nửa đường gặp quân của Bị, giao chiến, binh khí ngắn phải đánh gần. Uyên bị Hoàng Trung giết, Cáp quay về Dương Bình.

Uyên tuy làm Đô đốc, Lưu Bị sợ Cáp mà coi thường Uyên. Lúc giết Uyên, Bị nói: "Kẻ ấy đáng được làm đầu sỏ, dùng người như thế sao làm gì được ta!"

Đang lúc bấy giờ, nguyên soái mới mất, sợ Bị thừa cơ đánh, ba quân đều thất sắc. Tư mã của Uyên là Quách Hoài bèn lệnh cho chúng rằng: "Trương tướng quân, là danh tướng quốc gia, Lưu Bị phải kiêng sợ; hôm nay việc nguy cấp, phi Trương tướng quân chẳng ai có thể vỗ yên được." Bèn suy tôn Cáp lên làm chủ trong quân. Cáp nhận trách nhiệm, ém binh giữ yên trận địa, chư tướng đều vâng theo sự dụng binh của Cáp, bụng dân chúng mới yên. Tào Tháo đến Trường An, phái sứ giả đến ban cho Cáp phù tiết. Tào Tháo thân đến Hán Trung, Lưu Bị giữ trên núi cao không dám đánh. Tào Tháo rút lui toàn quân khỏi Hán Trung, Cáp quay về đóng binh ở Trần Thương.

Vị tướng khiến Gia Cát Lượng đau đầu, Lưu Bị e ngại: Tư Mã Ý phải đối phó bằng kế

Trương Cáp được biết đến nhiều nhất vẫn là trong cuộc đối đầu với Gia Cát Lượng trong các cuộc Bắc phạt. (Ảnh: Sohu)

Tuy nhiên, Trương Cáp được biết đến nhiều nhất vẫn là trong cuộc đối đầu với Gia Cát Lượng trong các cuộc Bắc phạt. Mùa xuân năm 228, Gia Cát Lượng phát động cuộc Bắc phạt lần thứ nhất, mục tiêu hướng thẳng đến Hán Trung. Tào Duệ lo lắng Thục Hán sẽ quấy nhiễu, liền phái Trương Cáp đến Nhai Đình phòng thủ. Trong trận chiến này, nhờ kinh nghiệm dày dặn và chiến thuật khéo léo, Trương Cáp đã đánh bại đại tướng của Thục Hán là Mã Tắc, giữ vững tuyến phòng thủ phía Bắc của nước Ngụy.

Mặc dù vậy, các cuộc Bắc phạt của Gia Cát Lượng vẫn chưa dừng lại. Năm Thái Hòa thứ ba, Gia Cát Lượng lại xuất quân, Trương Cáp vẫn là tướng chủ lực của nước Ngụy, tích cực tham gia. Lần này, Trương Cáp đề nghị Tư Mã Ý áp dụng chiến lược chia quân nhiều đường, tuy nhiên, Tư Mã Ý không nghe theo ý kiến của ông, dẫn đến việc quân Ngụy rơi vào thế bị động trước Gia Cát Lượng. Mặc dù vậy, Trương Cáp vẫn kiên trì giữ vững vị trí, nỗ lực chống lại sự tấn công của quân Thục.

Trong Tam Quốc có chép: "Cáp là người hiểu biết quyền biến, khéo việc bày binh bố trận, liệu địa hình chiến cuộc, không kế gì không tỏ, từ Gia Cát Lượng trở đi đều phải kiêng sợ."

Vị tướng khiến Tư Mã Ý phải dùng mưu kế giết chết

Say này, trong một trận truy kích, Trương Cáp không may rơi vào ổ phục kích của quân Thục, bị trúng tên vào chân và chết.

Nguỵ lược viết: Quân Lượng lui về, Tư Mã Ý sai Cáp đuổi theo, Cáp nói: "Quân pháp dạy, vây thành tất phải mở lối thoát cho giặc, quân địch chạy chớ nên đuổi theo". Ý không nghe. Cáp bất đắc dĩ phải tiến binh. Vì quân Thục bố trí mai phục trên núi cao, cung nỏ bắn loạn xạ, Cáp bị trúng tên vào bắp đùi.

Cuối cùng Cáp bị trúng kế của Gia Cát Lượng ở Kiếm Các và bỏ mạng.

Vị tướng khiến Gia Cát Lượng đau đầu, Lưu Bị e ngại: Tư Mã Ý phải đối phó bằng kế

Trương Cáp bị trúng kế của Gia Cát Lượng ở Kiếm Các và bỏ mạng. (Ảnh: Sohu)

Trong Tam Quốc Chí ghi rằng Tư Mã Ý khuyên Trương Cáp không nên đuổi theo quân Thục Hán nhưng ông không nghe nên bị phục kích, nhưng trong các ghi chép khác thì Trương Cáp lúc đó là lão tướng nhiều kinh nghiệm nên không đuổi theo Gia Cát Lượng, nhưng Tư Mã Ý hoặc đã chủ quan hoặc là cố ý mượn tay quân Thục hại đại tướng cuối cùng lập nên nhà Ngụy. Trương Cáp được phong tước Hầu sau khi chết.

Nhiều sử gia cho rằng, chẳng những là vị tướng nổi danh trí dũng song toàn, lòng trung của Trương Cáp đối với Tào Ngụy có thể xem là có một không hai. Vì vậy đối với kẻ luôn mang mưu đồ bất chính như Tư Mã Ý mà nói, vị tướng họ Trương này chẳng khác nào một kình địch đáng sợ.

Vị tướng khiến Gia Cát Lượng đau đầu, Lưu Bị e ngại: Tư Mã Ý phải đối phó bằng kế

Có nhiều sử gia cho ý kiến rằng, Tư Mã Ý đã dùng kế "mượn dao giết người" để đẩy Trương Cáp vào tử lộ. (Ảnh: Sohu)

Về sau, Tư Mã Ý rốt cục cũng đợi được cơ hội để đẩy Trương Cáp vào tử lộ. Mà Gia Cát Lượng cũng vừa hay đang có ý định loại trừ Trương Cáp. Sau khi Trương Cáp tử chiến, quả nhiên là Tư Mã Ý càng có được nhiều quyền lực hơn, con đường mưu quyền soán vị ngày càng rộng mở, thậm chí sau này khi Tư Mã Ý soán ngôi thành công cũng chẳng có ai đứng ra ngăn cản.

Nhìn lại cuộc đời Trương Cáp, ông là một vị tướng có tầm nhìn chiến lược và tài năng quân sự xuất chúng.

Tổng hợp

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày